Top 10 hủ tục kinh dị nhất trên thế giới

Hủ tục là những phong tục lạc hậu không còn phù hợp với đời sống hiện đại, gây ra những hiện tượng mê tín làm cản trở sự phát triển của xã hội và có thể làm nguy hại cho con người. Những hủ tục kinh dị thường gặp ở những dân tộc thiểu số, kém phát triển như Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ. Những hủ tục này chỉ còn tồn tại một vài chứng cứ nhưng vẫn còn một số hủ tục ghê sợ đến kinh dị vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Hãy cùng Top10dieuhay.com khám phá đó là những thủ tục gì thông qua bài viết này nhé!

1. Hủ tục bó chân ở Trung Quốc

Hiện nay, hủ tục kinh dị thế giới này được cho là đã không còn tồn tại, nhưng vẫn còn một vài nhân chứng sống cho thấy nó vẫn xuất hiện ở Trung Quốc và đã từng gây xôn xao dư luận. Từng là biểu tượng của sắc đẹp và sự quyền quý, những bàn chân nhỏ xíu do bị bó chặt của phụ nữ Trung Quốc xưa được gọi bằng những cái tên mỹ miều như “gót hoa” hay “gót huệ”. Họ quan niệm rằng, việc bị bó chân sẽ khiến họ đi không vững vàng, giống như những cành sen đong đưa trong gió. Để có được đôi “gót sen” hoàn hảo, người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái, cháu gái họ khi đứa trẻ 2 – 5 tuổi – khoảng thời gian xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện.

Đầu tiên, chân của các bé gái được ngâm trong nước ấm pha thảo dược và máu động vật. Sau đó, những người bó chân sẽ xoa bóp nhẹ nhàng đôi bàn chân rồi dùng lực mạnh để bẻ quặp các ngón chân xuống, ép vào lòng bàn chân. Xương vòm bàn chân bị bẻ gẫy, tiếp đến cả bàn chân được quấn lại thật chặt trong băng vải. Băng vải sẽ được tháo ra định kỳ để rửa và xoa bóp. Tuy nhiên, những lần sau đó, chân của các cô gái sẽ càng bị bó chặt hơn.

Không những thế, người xưa còn đánh thật mạnh vào lòng bàn chân của các bé gái, làm vỡ nát các xương. Khi vải được quấn lại, cô gái còn bị buộc phải đi lại trên nền nhà để bàn chân biến dạng hơn nữa. Quá trình bó chân thường kéo dài trong 2 năm và nó đau đớn đến mức có người đã nói rằng: “Người con gái bó chân phải khóc hàng xô nước mắt”. Sau 2 năm, bàn chân sẽ giữ nguyên hình dạng trong suốt cuộc đời sau đó. Những biến chứng thường gặp là bàn chân bị sưng, chảy mủ và thậm chí còn bị hoại tử do nhiễm trùng.

Hủ tục bó chân ở Trung Quốc
Hủ tục bó chân ở Trung Quốc

2. Hủ tục hiến tế trẻ em ở Uganda

Bạn có tin rằng trong thời đại ngày nay vẫn hủ tục dùng trẻ em để tế sống hay không? Vâng, điều này là hoàn toàn có thật và nó vẫn đang xảy ra ở Uganda (Châu Phi) từ bấy lâu nay. Những người giàu có của vùng đất này đã phải trả số tiền rất lớn cho những thầy lang, hay còn gọi là những ông phù thủy để họ tìm những đứa trẻ nghèo hoặc thậm chí là bắt cóc để dùng chúng cho những buổi hiến tế đầy man rợ khủng khiếp. Vì họ tin rằng máu của trẻ em rất sạch, hay kinh khủng hơn là nội tạng được xem là một vật tế cực tốt cho thần linh, để cầu quyền lực và tiền tài. Các gia đình vùng ngoại ô thủ đô Kampala, Uganda luôn phải sống trong cảm giác nơm nớp sợ hãi, khi con em mình có thể bị bắt cóc bất cứ lúc nào để làm vật tế sống.

Đến nay, chính quyền địa phương mới chỉ thống kê được, có ít nhất 5 em nhỏ đã thiệt mạng vì sự cuồng tín này. Thế nhưng con số ấy trên thực tế còn lớn hơn rất nhiều. Theo thông tin từ cuộc điều tra chống lại hủ tục hiến tế và buôn người của Uganda, những kẻ tình nghi được cho là tầng lớp cao nhất trong xã hội. Tại đất nước mà cứ mỗi km2 lại có ít nhất một thầy phù thủy hành nghề công khai và sẵn sàng tiếp tay cho việc bắt cóc trẻ nhỏ để làm hiến tế, thì tính mạng của những trẻ em tại Uganda vẫn đang bị đe dọa từng ngày. Chính vì vậy, chính phủ Uganda và các tổ chức bảo vệ trẻ em quốc tế cần vào cuộc để chấm dứt cái hủ tục kinh dị và quá đỗi tàn ác này.

Hủ tục hiến tế trẻ em ở Uganda
Hủ tục hiến tế trẻ em ở Uganda

3. Hủ tục nghi lễ trưởng thành ở Papua New Guinea

Papua New Guinea là một quốc gia nằm ở châu Đại Dương, có đa dân tộc, đặc biệt là nơi có nhiều bộ tộc thổ dân sinh sống. Nơi đây, có một dân tộc vẫn còn tồn tại nghi lễ trưởng thành rất kì dị và vô cùng đau đớn, con trai khi trưởng thành sẽ tham gia nghi thức được những người già trong làng dùng dao rạch những đường nhỏ dọc trên lưng hay cánh tay. Những vết thương này sẽ không được chữa trị cho đến khi nó thành một vết sẹo gồ lên.

Để đánh dấu sự trưởng thành, các bộ tộc sống dọc sông Sepik ở Papua New Guinea sẽ tham gia một nghi lễ truyền thống – rạch cơ thể. Theo đó, các chàng trai sẽ lần lượt được trưởng tộc trong làng dùng dụng cụ được vót nhọn, rạch dọc sống lưng, ngực, mông để có làn da thô ráp giống những con cá sấu. Những người bản địa cho rằng, “họa tiết” lồi lõm này gần giống với lớp da cá sấu sẽ hút hết tính trẻ con của các cậu bé, khiến họ đàn ông hơn.

Không chỉ vậy, trước khi được coi là một người đàn ông, các cậu bé còn phải chịu sự sỉ nhục, miệt thị của nhiều người cùng bộ tộc trong vài tuần. Bởi họ nghĩ, điều này sẽ giúp tăng sức chịu đựng của những chàng trai, nếu không, họ sẽ trở nên yếu đuối như phụ nữ. Sau khi nghi lễ kết thúc, vết thương sẽ được các bậc tiền bối lau sạch máu và để lành tự nhiên. Những cơn đau sẽ kéo dài trong nhiều ngày khiến cho các chàng trai khó có thể sinh hoạt như bình thường.

Người dân ở đây tin rằng khi những chàng trai có được những vết sẹo ấy thì cũng đồng nghĩa với việc họ đã được thay đổi toàn diện, hoàn toàn loại bỏ tính trẻ con ra khỏi người. Tuy nhiên, họ không nhận thức được một điều rằng hành động này gây đau đớn trong một thời gian dài và những người thực hiện nghi lễ rất dễ bị nhiễm trùng.

Hủ tục nghi lễ trưởng thành ở Papua New Guinea
Hủ tục nghi lễ trưởng thành ở Papua New Guinea

4. Hủ tục làm phẳng ngực

Đối với phụ nữ thì chuyện bộ ngực phát triển là điều bình thường, thế nhưng điều này lại là khác thường đối với dân tộc ở Cameroon thuộc châu Phi và một điều cấm kị không thể được. Hiện tại tập tục cổ hủ này vẫn còn rất phổ biến tại một số nước châu Phi như Cameroon, Nigeria và Nam Phi. Trong 58% các trường hợp, nạn nhân bị chính mẹ ruột của mình là phẳng ngực bằng cách sử dụng những hòn đá lớn, một cây gậy, hoặc một chiếc búa đem hơ trên than nóng. Sau đó chúng sẽ được ép và gọt thật mạnh lên các mô ngực để kìm hãm ngực phát triển.

Nạn nhân thường là các bé gái từ 11 – 15 tuổi, đang trong độ tuổi dậy thì. Người ta tin rằng việc là phẳng ngực là để các em giữ được ngoại hình trẻ con càng lâu càng tốt, giúp tránh được sự chú ý của đàn ông, từ đó tránh bị xâm phạm, hãm hại và có thai ngoài ý muốn. Dù rất đau đớn khi phải hành xác con gái nhưng các bà mẹ vẫn cắn răng làm, vì họ muốn con mình kéo dài thêm thời gian đi học chứ không muốn người khác nhìn vào chúng và nhận thấy các dấu hiệu chứng tỏ chúng đã sẵn sàng kết hôn.

Hiện tại, tập tục là phẳng ngực này đang bị lên án gay gắt vì đây là một trong những hình thức bạo hành phụ nữ vốn luôn bị giấu kín và chỉ là bí mật giữa các bà mẹ và các cô con gái. Rất nhiều nạn nhân đã phải sống trong đau đớn suốt nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần liền sau khi bị là ngực. Họ rất dễ mắc các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, chẳng hạn ung thư, u nang, áp xe, ngứa rát, chảy dịch, nhiễm trùng, hỏng mô ngực, mất cảm giác, ngực phát triển không cân xứng hoặc không thể phát triển được nữa.

Thậm chí trong nhiều gia đình giàu có, họ không chọn cách là phẳng ngực đầy tra tấn kia mà chọn biện pháp “nhẹ nhàng” hơn, đó là sử dụng một chiếc đai bằng nhựa dẻo để nịt ngực con gái lại thật chặt, không cho ngực phát triển, và để che giấu sự phát triển của chúng trước mắt đàn ông. Điều đáng sợ là rất nhiều cô gái lại tin rằng điều mẹ họ làm là đúng đắn, và họ tin điều đó là vì lợi ích của bản thân họ, nên họ chọn giải pháp im lặng và chịu đựng. Mà sự im lặng lại đồng nghĩa với che giấu và khuyến khích cho hành động, nên cứ thế, tập tục này vẫn còn tồn tại mãi, không có điểm dừng.

Hủ tục làm phẳng ngực
Hủ tục làm phẳng ngực

5. Hủ tục thiêu sống phụ nữ ở Ấn Độ

Ấn Độ được xem là một quốc gia có những chế độ hôn nhân không thể chấp nhận được cũng như sự phân biệt giới tính vô cùng khắc nghiệt. Những người phụ nữ nơi đây thật sự không được xem trọng, những gia đình có con gái thì xem như là một gánh nặng, những người con dâu về gia đình chồng thì bị xem như một món hàng rẻ mạt, bị đối xử một cách tàn nhẫn, hành hạ, và kinh khủng hơn họ có thể thiêu sống con dâu của mình…

Như nhiều đất nước phương Đông khác, của hồi môn đã trở thành một nét văn hóa ăn sâu trong tiềm thức của nhiều người. Ở Ấn Độ, việc con dâu có được coi trọng ở nhà chồng hay không phụ thuộc rất nhiều vào số lượng của hồi môn cô dâu được nhà mẹ đẻ cho. Vì thế, có không ít gia đình ở Ấn Độ sẵn sàng bức con dâu tự vẫn hay thiêu sống cô dâu ngay trong ngày cưới nếu thấy không hài lòng với số của hồi môn của cô dâu.

Các cô dâu không có đủ của hồi môn sẽ bị các thành viên trong gia đình nhà chồng bắt xuống dưới bếp. Mẹ chồng hoặc một thành viên khác trong gia đình nhà chồng sẽ đổ dầu ăn lên khắp người cô dâu rồi tự tay châm lửa. Tỷ lệ sống sót của những cô dâu trong hủ tục “đốt cô dâu” là rất thấp. Một số ít các cô dâu trẻ thoát chết cũng sẽ phải chịu tra tấn, ngược đãi, mắng nhiếc của gia đình nhà chồng mà không dám đứng lên khởi tố.

Hủ tục thiêu sống phụ nữ ở Ấn Độ
Hủ tục thiêu sống phụ nữ ở Ấn Độ

6. Hủ tục cắt bỏ một phần bộ phận sinh dục bé gái

Đây quả thật là một hủ tục kinh dị cũng như vô cùng thiếu khoa học và tàn ác. Tại Châu Phi, đã có khoảng 50% bé gái từ độ khoảng 4 tuổi trở đi sẽ phải trải qua cuộc phẫu thuật đầy đau đớn. Những đứa bé sẽ phải chịu cắt đi một phần bên ngoài của cơ quan sinh dục mà tuyệt đối không dùng thuốc gây tê hay gây mê gì. Thậm chí, đã có nhiều đứa bé gái đã tử vong sau đó vì không thể chịu đựng được. Tuy đã có một số người dân phản đối và tình trạng này đã có sự thuyên giảm ở nhiều nước, thế nhưng cũng có nước tỉ lệ này rất cao.

Số lượng bé gái bị cắt âm đạo hiện nay đã giảm dần khi Liên Hợp Quốc cho hay 8.000 cộng đồng ở châu Phi đồng ý loại bỏ hủ tục truyền thống này. Lãnh đạo của các cộng đồng ủng hộ việc nâng cao nhận thức về nhân quyền và sức khỏe giới tính sau khi trao đổi cùng các chuyên gia quốc tế và được đề nghị áp dụng các nghi lễ khác thay thế.

Hủ tục cắt bỏ một phần bộ phận sinh dục bé gái
Hủ tục cắt bỏ một phần bộ phận sinh dục bé gái

7. Hủ tục ăn thịt người

Ăn thịt người đã không còn là truyền thống của bộ tộc Wari xưa – một bộ tộc thiểu số tại khu vực Nam Mỹ. Đối với họ, việc này là biểu hiện cao quý nhất về tình yêu và lòng tôn kính với người đã khuất. Wari là một bộ tộc cổ xưa tồn tại từ những năm 600 sau CN ở khu vực Nam Mỹ, giáp Thái Bình Dương, còn được biết đến với cái tên Pakaa Nova. Đến thế kỉ 19, do chiến tranh họ di dời đến sống ở lưu vực sông Amazon, thuộc Brazil và sinh sống ở đó cho đến ngày nay.

Bộ tộc Wari có nền văn hóa độc đáo với những quan niệm riêng về thế giới. Một trong những số đó là cách họ mai táng những người đã khuất – ăn xác người chết. Khi trong bộ tộc có người chết, tang lễ sẽ được tổ chức theo những nghi thức rất trang nghiêm chứ không có sự u buồn hay nặng trĩu. Sau một vài ngày tổ chức các nghi lễ tưởng nhớ, họ bắt đầu quá trình mai táng.

Tộc trưởng sẽ là người làm lễ và cầm dao mổ xác. Thịt của người chết được chia cho tất cả mọi người để cùng chia sẻ sự mất mát và chia sẻ sức mạnh của người quá cố. Tù trưởng sẽ ăn phần não để tiếp nhận trí tuệ của người chết. Người thân nhất như vợ, con sẽ ăn phần tim để cảm nhận tình yêu thương sẽ còn mãi trong cơ thể. Khi tiến hành nghi lễ, họ thực hiện một cách cẩn thận bằng cách dùng que xiên, tuyệt đối không chạm tay vào thịt. Cuối cùng những phần còn lại (xương, tóc…) được hỏa thiêu và tang lễ kết thúc.

Cho đến khoảng sau thập niên 60 thế kỉ 20 trở đi, người Wari buộc phải chấm dứt hủ tục này do chính phủ ban lệnh cấm. Các bô lão lớn tuổi trong bộ tộc vẫn thường hoài cổ về tục lệ xưa, và cho rằng nó “tốt hơn, tình cảm hơn, ấm cúng hơn” với người đã khuất. Hiện nay, như phần đông còn lại của thế giới, người Wari cũng cử hành tang lễ.

Hủ tục ăn thịt người
Hủ tục ăn thịt người

8. Hủ tục dẫn xác chết về nhà ở Indonesia

Quần đảo Indonesia rộng lớn là một trong những xã hội đa dạng nhất trên thế giới. Ngăn cách bởi biển, cư dân ở mỗi đảo sống tách biệt, có ngôn ngữ, phong tục và cách sống riêng. Mặc dù đất nước phát triển hiện đại hóa, rất nhiều bộ lạc ở Indonesia vẫn lưu truyền những nghi thức và truyền thống cổ xưa. Ở đây bao gồm những nghi thức độc nhất, phản ánh bản sắc của bộ lạc và gây hiếu kỳ cho du khách.

Bộ tộc Toraja ở vùng núi Tana Toraja, Sulawesi (Indonesia) có truyền thống rất kỳ lạ. Họ đưa người thân đã chết ra khỏi ngôi mộ và thực hiện nghi lễ Ma’nene. Nghi lễ là một cách để người Toraja thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất, thậm chí rất lâu sau khi cái chết đã xảy ra. Cứ ba năm một lần, xác chết sẽ được khai quật, rửa sạch, lau chùi và mặc quần áo (thường là quần áo đẹp nhất hoặc yêu thích của người quá cố), rồi đi vòng quanh làng. Sau buổi lễ, gia đình sẽ chụp ảnh với người đó và đưa họ trở lại ngôi mộ. Người Toraja tin rằng bằng cách làm điều này, linh hồn của người đã khuất sẽ ban phước cho họ. Họ cho rằng linh hồn người đã chết vẫn còn tồn tại trên Trái Đất và họ cũng cần được về thăm nhà của mình. Nghi lễ này giống như một kiểu để bày tỏ lòng quan tâm và tỏ tình cảm với người quá cố.

Hủ tục dẫn xác chết về nhà ở Indonesia
Hủ tục dẫn xác chết về nhà ở Indonesia

9. Hủ tục rạch thân ở Nigeria

Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigieria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có mặt từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Trong căn phòng tối tăm, nữ thầy cúng dùng dao rạch hai đường dài ngay sát dưới mắt của đứa trẻ. Vết cắt ứa ra những dòng máu đỏ trong tiếng khóc ngằn ngặt vang lên khắp phòng. Sau đó, vị thầy cúng lấy một con ốc sên chà lên má của đứa bé để chất dịch sên tiết ra sẽ bám lên bề mặt vết thương, rồi bôi tro lên đó để cầm máu và tạo nên những vết sẹo sâu và rõ. Để kết thúc nghi thức rạch mặt, một con gà sống được đưa qua đầu đứa bé nhiều lần.

Họ dùng nhớt của ốc sên sẽ giúp làm dịu vết thương, giống như lửa gặp nước vậy và con gà sẽ giúp đẩy lùi bệnh tật ra khỏi cơ thể đứa trẻ. Con gà này sẽ được mang đi cúng tế hai ngày sau đó. Nghi lễ diễn ra chỉ vài phút, nhưng những vết sẹo và nỗi đau mà nó mang lại sẽ ám ảnh cả cuộc đời. “Vết rạch đó là dấu hiệu nhận dạng của bộ tộc và mỗi gia đình. Mỗi người trong gia đình đều phải có nó”.

Hủ tục rạch thân ở Nigeria
Hủ tục rạch thân ở Nigeria

10. Hủ tục ăn tro cốt

Văn hoá bộ tộc là một trong những điều thu hút các nhà làm phim, các lịch sử gia và nhà khoa học. Không phủ nhận một điều, phía sau những cánh rừng già là một thế giới bí hiểm. Bộ tộc Yanomami không phải là ngoại lệ. Họ là thổ dân da đỏ bản địa sống trong hàng trăm ngôi làng ở vùng rừng rậm Amazon nằm ở biên giới giữa Venezuela và Brazil với dân số chừng 20.000 người.

Bộ tộc này có tập tục tụ họp dưới mái nhà chung shabono. Trung bình, một shabono có chu vi chừng 90m, hình tròn, giữa là khoảng sân rộng, làm từ các nguyên liệu tự nhiên như lá và dây leo của rừng nhiệt đới. Cứ mỗi 4 – 6 năm/lần, người Yanomami lại dỡ bỏ shabono cũ, dựng cái mới. Mọi chuyện sẽ không có gì khiến nhiều người rùng mình nếu một bí mật bị lộ ra rằng, bộ tộc Yanomami dùng tro cốt người chết chế biến thành thức ăn hoặc làm gia vị cho nhiều món, với món chính là súp chuối.

Họ tin rằng sau khi chết đi linh hồn vẫn còn tại. Muốn giữ linh hồn của người đã mất ở lại, họ phải ăn tro cốt của người đó để thân xác người chết được hòa quyện vào thân xác người còn sống. Sau khi hỏa táng xong, tro cốt của người quá cố sẽ được đựng trong quả bầu khô, bên ngoài được bảo vệ bằng chiếc giỏ và được cất giữ ở một nơi trang trọng trong nhà. Khoảng một năm sau, vào ngày giỗ của người mất, người Yanomami sẽ đem tro cốt người chết ra để trộn vào thức ăn. Khi ăn những món này, họ tin rằng linh hồn người chết sẽ luôn ở bên cạnh họ.

Hủ tục ăn tro cốt
Hủ tục ăn tro cốt

Bạn có thể không thể tin vào những hủ tục kinh dị trên thế giới kia, thế nhưng chúng vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ. Hi vọng rằng những hủ tục quá tàn ác và vô nhân đạo này cần được xóa bỏ, cũng như những người dân tộc thiểu số có thể được cung cấp kiến thức nhiều hơn về mọi mặt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *