Làm thế nào để các món ăn trông ngon hơn, có hương vị ngon hơn và bắt mắt hơn? Đó là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Công việc nấu ăn của những người phụ nữ làm việc nội trợ nhìn vào thì có vẻ đơn giản, nhưng để làm ra được những món ăn ngon cho cả nhà thì không phải là điều đơn giản nếu như không có những bí quyết riêng. Hãy cùng Top10dieuhay.com tìm hiểu những mẹo nhỏ trong nấu ăn cho các món ăn bắt mắt, ngon miệng hơn bạn nhé!
1. Cách chưng hoặc hấp món cá
Món hấp nghe có vẻ rất dễ làm, nhưng hấp thế nào để giữ được màu sắc cũng như hương vị của món ăn thì lại không đơn giản, nhất là với món cá.
Bí quyết cho món ăn này chính là một quả trứng. Đập lấy một quả trứng rồi sau đó thoa đều lên cá, khi hấp thì cá sẽ hấp thụ những chất dinh dưỡng có trong trứng, khiến cho món ăn trở nên ngon hơn và nhiều dưỡng chất hơn rất nhiều.
2. Nấu cơm
Thông thường, khi nấu cơm, bạn sẽ cho cả gạo và nước vào để đun cùng một lúc. Tuy nhiên, nếu như nhà bạn dùng nước máy để đun nấu, như vậy sẽ làm cơm mất ngon và không có đủ chất dinh dưỡng. Bởi trong nước máy có chứa chất làm hao bớt đi vitamin B1 có trong gạo.
Cách tốt nhất khi dùng nước máy để nấu cơm mà vẫn giữ được độ dẻo và chất dinh dưỡng trong gạo đó là đun sôi nước trước khi cho gạo vào nấu.
3. Nấu cháo
Nấu cháo tưởng chừng như là một việc rất đơn giản, nhưng nếu không biết cách làm thì bạn cũng khó làm được một món cháo thơm ngon, dậy mùi được.
Trong khi đun sôi, cháo thường bị trào ra ngoài, khiến căn bếp cũng như nồi nấu bị bẩn, mất thẩm mĩ, bạn sẽ mất công lau chùi và làm sạch. Để hạn chế điều này, hãy cho vào trong cháo một ít dầu ăn, không những cháo không bị tràn ra ngoài, mà mùi vị của cháo cũng trở nên ngon hơn, thơm hơn.
4. Luộc mì sợi
Khi chế biến mì sợi, đa phần chúng ta đều đợi nước sôi sùng sục rồi mới bắt đầu cho mì vào, thế nhưng cách này sẽ khiến sợi mì không được chín đều.
Để mì chín đều, bạn nên cho mì vào nồi ngay khi nước mới chỉ sủi bọt lăn tăn, đảo qua đảo lại một vài lần, đến khi nước sôi thì cho thêm vào ít nước lạnh, đợi đến khi nước sôi tiếp thì nhắc nồi xuống. Làm như vậy, đảm bảo món mì của bạn sẽ trông chín đều hơn, sợi mì mềm đều hơn.
5. Nêm muối
Nêm muối để cho hương vị vừa miệng, dễ ăn là điều đơn giản. Nhưng nêm muối làm sao để vẫn giữ được độ giòn của thức ăn, giữ nguyên hương vị của món ăn thì phải có bí quyết riêng:
Nếu như là các món rau: Bạn nên nêm muối trước khi nhắc xuống khỏi bếp để rau không bị nhũn và giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng trong rau.
Nếu như là các món củ: Bạn nên nêm muối sớm hơn một chút để muối ngấm và vị mặn đều.
6. Nêm xì dầu
Xì dầu là một gia vị đặc biệt trong công việc bếp núc và gia vị này rất kén người ăn. Có nhiều người không thể ăn được xì dầu, nhưng cũng có nhiều người lại rất thích ăn các món ăn có xì dầu, đặc biệt là các món xào với rau. Vậy làm thế nào để nêm xì dầu cho ngon và mọi người đều dùng được?
Đối với các món xào nói chung và đặc biệt món xào có vị chua, bạn không nên nêm xì dầu sớm, vì lượng đường trong xì dầu khi gặp nhiệt độ cao sẽ bị phân giải làm món ăn không có vị ngon. Cho nên, tốt nhất là bạn nên nêm xì dầu trước khi nhắc thức ăn xuống, nêm vào lúc vừa tắt lửa với lượng nhỏ xì dầu. Còn lại tốt nhất là cho ra bát, ai thích ăn thì chấm.
7. Nêm bột ngọt
Nếu như bạn nêm bột ngọt vào thức ăn quá sớm thì có thể sẽ gây ra chất độc gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình mình. Bởi vậy, sau khi đun thức ăn xong, múc thức ăn ra đĩa hoặc tô khi thức ăn vẫn còn nóng thì bạn hãy cho bột ngọt vào.
Chú ý: Không nên rắc trực tiếp bột ngọt vào thức ăn mà hãy hòa tan bột ngọt vào một ít nước canh hoặc nước xào rồi sau đó trộn chung vào thức ăn.
8. Nêm các loại gia vị khác
Trong bếp thường có rất nhiều các loại gia vị. Chính vì vậy mà nên nêm loại nào trước, loại nào sau để thức ăn đủ mùi vị và ngon hơn? Thường thì không phải ai cũng biết điều này. Bí quyết chính là loại nào lâu thấm vào thức ăn thì nên nêm vào thức ăn trước, loại nào nhanh thấm vào thức ăn thì nêm sau:
Với hai loại gia vị là muối và đường: Nêm đường trước rồi mới đến muối. Tiếp theo đó là các loại gia vị theo thứ tự: giấm, xì dầu, nước mắm và bột ngọt.
Với các loại gia vị có hương vị đặc trưng như nước mắm, xì dầu: Thức ăn chuẩn bị xấu xong thì nêm, nếu không sẽ dậy mùi rất khó chịu. Ví dụ như món thịt rang, khi chuẩn bị rang xong, chuẩn bị tắt bếp thì hẵng nêm mắm.
9. Sử dụng nước khi xào hoặc chiên
Đối với các món xào: Điển hình khi bạn xào thịt, hãy đảo thật nhanh tay và cho thêm vào chảo một chút nước. Điều này sẽ khiến thịt ngon, dậy mùi hơn và khi ăn sẽ có cảm giác mềm hơn, dễ ăn hơn.
Đối với các món chiên: Bạn có thể pha thêm nước vào dầu theo tỉ lệ ba thìa nước thì một thìa dầu, đến khi nào dầu nổi trên mặt nước hoàn toàn rồi thì mới bắt đầu bỏ đồ cần chiên vào.
10. Cách xào cá hoặc thịt với dầu
Khi xào cá hoặc thịt, bạn nên sử dụng dầu thực vật – bởi trong dầu thực vật có chứa chất khử mùi tanh trong cá, thịt.
Khi xào các loại rau củ – bạn nên sử dụng mỡ lợn để xào. Mỡ lợn sẽ giúp cho món rau của bạn trông đẹp mắt hơn, thơm ngon hơn rất nhiều.