Từ lâu, các lễ hội văn hóa đã trở thành một phần bản sắc không thể thiếu của mỗi quốc gia, dân tộc, tạo nên một không gian đầy màu sắc và thú vị, thu hút hàng triệu người xem và hơn hết là góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa quốc gia. Hãy cùng điểm qua những lễ hội văn hóa nổi tiếng trên thế giới qua bài viết dưới đây nhé.
1. Lễ hội đêm của những phù thủy
Cerro Mono Blanco, Mexico là nơi sản sinh ra những truyền thuyết, cổ tích, thần thoại nổi tiếng thế giới. Thậm chí, các pháp sư và thầy lang cũng là những người đã có đóng góp to lớn để làm nên bản sắc dân tộc đặc biệt của địa phương này.
Theo tín ngưỡng của người dân nơi đây, mỗi năm sẽ có một ngày mà phép thuật trở lại. Hơn 2000 năm lịch sử phát triển tín ngưỡng về phép thuật này của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ được tái hiện lại một cách sống động và chân thực nhất qua lễ hội Noche de Brujas – Night of the Witches.
Noche de Brujas – Night of the Witches được tạm dịch là đêm của những phù thủy. Lễ hội này được tổ chức thường niên mỗi năm vào ngày thứ 5 đầu tiên trong tháng 3. Người dân vùng này tin rằng, trong đêm Noche de Brujas, những phù thủy sẽ tụ họp với nhau trên một đỉnh núi được mệnh danh là “nơi cư ngụ của những phù thủy” để thực hiện những phép thuật hắc ám nhất.
Những người tham gia lễ hội sẽ hóa trang thành những nhân vật đáng sợ và tiến hành nhảy múa xung quanh khu vực nhà mình để xua đuổi những phù thủy đến gần.
2. Lễ hội Carnival ở Venice, Ý
Có thể nói rằng lễ hội Carnival là một trong số những lễ hội lâu đời và nổi tiếng nhất hiện nay. Đây là một lễ hội hóa trang được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1296 tại Vinice, thủ đô của kinh đô âm nhạc thế giới. Đã từng có một khoảng thời gian dài sau đó nó bị gián đoạn trong việc tổ chức, mãi cho đến năm 1980 thì được khôi phục lại và được tổ chức đều đặn hàng năm cho đến nay.
Mỗi năm sẽ có một chủ đề lễ hội khác nhau được tổ chức nhưng đều có một mục đích chung nhằm tôn vinh văn hóa và xây dựng nên bầu không khí vui vẻ, tốt đẹp dịp đầu năm. Trong suốt quãng thời gian hai tuần diễn ra lễ hội, tại quảng trường St. Mark, những rạp hát, đường phố hay các tòa nhà công sở đều trở thành sàn diễn thời trang của những “người mẫu không chuyên”. Họ là những diễn viên, người làm xiếc, vũ công hay nhạc sĩ… Một không khí tươi đẹp và tràn ngập màu sắc sẽ khiến bạn có cảm giác như đang sống ở thế kỷ XVII.
3. Lễ thánh Patrick, Dublin, Ireland
Một trong những lễ hội quan trọng hàng năm của người dân Ireland là lễ hội thánh Patrick. Đây là lễ hội được tổ chức thường niên mỗi năm vào Chủ nhật gần ngày 17/ 3 nhất để tưởng nhớ Saint Patrick, vị Thánh của đất nước này.
Thánh Patrick được xem là vị thánh bảo hộ của đất nước Ireland, là người đã người truyền giảng đạo Kitô cho người dân hòn đảo này với việc dùng cây cỏ 3 lá để giải thích cho thuyết “Ba ngôi một thể” của Thiên Chúa giáo: Cha, Con và đức Thánh thần.
Ngày thánh Patrick được công nhận chính thức là ngày lễ quốc gia Ireland vào khoảng thế kỷ 17, hiện nay nó đã trở thành ngày lễ tượng trưng cho nền văn hóa của người Irish.
Vào ngày này, người dân thường đến làm lễ ở các nhà thờ và mặc đồ màu xanh lá cây – màu của cây shamrock (cỏ ba lá) và ăn chay. Họ sẽ nhịn ăn thịt, không uống rượu bia vào mỗi thứ sáu hàng tuần cho đến khi mùa ăn chay kết thúc.
4. Lễ hội ngắm hoa anh đào, Nhật Bản
Hoa anh đào và núi Phú Sỹ được xem là những biểu tượng của đất nước Nhật Bản. Vẻ đẹp mong manh và rực rỡ của hoa anh đào vào mỗi độ xuân về như lời mời chào du khách khắp nơi đến thưởng ngoạn.
Lễ hội này được bắt đầu khi những cây anh đào đại diện ở đền Yasukuni bắt đầu nở hoa. Thông thường, nó sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 3 đến 10/4 hàng năm. Đây cũng là thời điểm hoa anh đào Nhật Bản nở đẹp nhất trong dịp đầu xuân.
Lễ hội truyền thống này đã thu hút một lượng khách du lịch khổng lồ đổ về đây, góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Nhật Bản đến với bạn bè thế giới.
Những điểm lý tưởng để ngắm hoa ở thủ đô Tokyo là công viên Ueno, sông Meguro, cung điện Imperial, khu vườn của khách sạn New Otani…
5. Lễ hội té nước Songkran, Thái Lan
Nếu có dịp đi du lịch đến Thái Lan – xứ sở chùa Vàng vào thời điểm từ 13/4 đến 15/4 hàng năm bạn sẽ có cơ hội được tham gia vào một trong những lễ hội lâu đời và nổi tiếng nhất tại đây, lễ hội Songkran.
Từ Songkran được hiểu với nghĩa là lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ. Lúc này, mọi người cùng nhau đón mừng bằng việc té nước vào người nhau để gột rửa buồn phiền đón chào năm mới.
Được tổ chức trên khắp mọi miền đất nước, tuy nhiên ở mỗi vùng miền lễ hội Songkran lại có đôi chút khác biệt. Người dân sẽ mất 2 ngày chuẩn bị để đón mừng Tết Songkran. Bắt đầu từ ngày dọn dẹp nhà cửa và rũ bỏ cái cũ. Tiếp đó là ngày để chuẩn bị đồ ăn trong những ngày lễ sắp tới. Theo tập quán, người dân sẽ tới bờ sông và dựng lên các ngôi chùa bằng cát, mỗi hạt cát sẽ cuốn đi một tội lỗi. Tới ngày đầu tiên của năm mới, người dân sẽ lên chùa cúng đồ ăn và quần áo. Còn tại nhà, các bức ảnh của Đức Phật sẽ được lau và vẩy nước thơm.
6. Lễ hội thuyền rồng, Trung Quốc
Lễ hội thuyền rồng là một lễ hội truyền thống lâu đời, đã xuất hiện ở Trung Quốc cách đây hơn 25.000 năm, diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm để chào mừng tết Đoan ngọ và cầu chúc một năm mới hạnh phúc, bình an.
Lễ hội này được tổ chức lần đầu tiên tại Phiên Ngu, được xem là nơi đã sản sinh ra nền văn hóa của những con thuyền rồng mang đậm bản sắc dân tộc Trung Hoa.
Lễ hội này gồm có 2 phần là phần lễ và phần hội. Đối với phần lễ, những ngư dân sẽ tiến hành tập tục dâng hương, thể hiện sự kính trọng đối với tổ tiên và các vị thần linh của biển cả. Đây được xem là phần rất quan trọng, tâm linh của ngày hội. Đến ngày tiếp theo đó sẽ diễn ra phần chính là phần hội. Du khách sẽ được thưởng thức tài năng đua thuyền của các ngư dân và cùng trải qua những giờ phút kịch tính và hấp dẫn nhất
7. Lễ hội Las Fallas, Tây Ban Nha
Nằm bên bờ biển Địa Trung Hải, Valencia là thành phố thuộc miền Trung của Tây Ban Nha. Không chỉ nổi tiếng khi sở hữu đội bóng mang tên thành phố mà nơi đây còn thu hút người khác bởi những lễ hội sôi động và mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Phục Hưng.
Trong đó, Las Fallas là lễ hội tiêu biểu nhất ở Valencia nhằm chào đón mùa xuân cũng như tôn vinh thánh Joseph. Lễ hội này diễn ra vào những ngày đầu năm mới với ý nghĩa đánh dấu sự kết thúc mùa đông lạnh lẽo và đón chào những ngày ấm áp của mùa xuân.
Trong khi diễn ra lễ hội, thành phố sẽ tưng bừng với những cuộc diễu hành, với xe hoa, ca hát và nhảy múa, biểu diễn thời trang hay đấu bò… Đặc biệt, trong đêm hội cuối cùng hàng ngàn người sẽ tụ tập quanh quảng trường Plaza del Ayuntamiento để chứng kiến một màn bắn pháo đặc sắc nhất.
Đến với lễ hội, bạn còn được chiêm ngưỡng cảnh tượng những hình nộm khổng lồ bị đốt ngoài phố, được ngắm những phụ nữ Valencia xinh đẹp và quý phái hay những bé gái đáng yêu trong những bộ trang phục truyền thống và kiểu tóc cầu kì được làm trong nhiều giờ liền. Quá tuyệt phải không nào.
8. Lễ hội đường phố Mardi Gras, Mỹ
Mardi Gras còn được gọi là lễ hội âm nhạc và hóa trang đường phố, có xuất xứ từ bang Louisiana, miền nam của nước Mỹ. Đây còn được xem như là một lễ hội Carnaval thứ hai được tổ chức tại Mỹ. Hiện tại, lễ hội này đã có lịch sử phát triển kéo dài đến 150 năm.
Mardi Gras có thể diễn ra vào bất cứ lúc nào, thường trong khoảng thời gian từ ngày 3/2 cho tới 9/3, tùy thuộc vào ngày diễn ra lễ Phục sinh và lên đến đỉnh điểm vào ngày trước Thứ Tư Lễ Tro và được xem là sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa và tinh thần của người dân thành phố New Orleans.
Khi bắt đầu lễ hội, người dân sẽ mặc những bộ cánh sặc sỡ sắc màu và nhảy các vũ điệu cuồng nhiệt trong sự sôi động của tiếng nhạc jazz, R&B funk hay các ban nhạc kèn đồng.Trong ngày hội chính, sẽ có khoảng 30 chiếc xe hoa diễu hành trên phố, trên đó có có những thành viên của ban tổ chức. Họ sẽ tung những món quà và những chuỗi hạt đầy màu sắc sặc sỡ xuống cho những người đang đứng chật cứng hai bên vệ đường trong bầu không khí náo nhiệt và vui vẻ.
9. Lễ hội thả đèn trời Yi Peng, Thái Lan
Lễ hội thả đèn trời Yi Peng còn được gọi là lễ hội hoa đăng hay lễ Loy Krathong theo tiếng Thái. Lễ hội này được tổ chức vào đêm rằm tháng 12 theo lịch của người Thái, tức là vào khoảng tháng 11 dương lịch. Loy Krathong là lễ hội lớn thứ 2 trong năm sau lễ té nước, được xem là lễ hội đẹp nhất, nhiều màu sắc nhất cũng như chứa đựng nhiều yếu tố thần thoại, tâm linh của người Thái.
Có nhiều sự tích khác nhau nói về lễ hội này, trong đó phổ biến nhất là một câu chuyện được dân gian kể về triều đại đầu tiên của Thái Lan trong thời kỳ Sukhothai ở thế kỷ XIII. Tương truyền, các nàng công chúa của nhà vua đã khéo léo ghép các tàu lá chuối lại với nhau,và đặt lên đó một cái đèn hình hoa sen cùng nến thơm rồi thả trôi trên sông để tỏ lòng biết ơn đối với Đức Phật và dòng sông.
Nhà vua vui mừng, ra lệnh rằng mỗi năm vào ngày 15 tháng 12 (lịch Thái Lan) mùa Loy Krathong, người dân làm đèn thả nước theo mô hình trên để bày tỏ lòng biết ơn đối với thiên nhiên và cầu cho một năm nhiều may mắn.
10. Lễ hội màu sắc Holi, Ấn Độ
Lễ hội Holi theo tiếng Phạn có nghĩa là lễ hội mùa xuân của người Hindu ở Ấn Độ, còn được gọi với cái tên khác là lễ hội màu sắc hay lễ hội chia sẻ tình yêu. Lễ hội này kéo dài trong hai ngày, bắt đầu vào ngày trăng tròn hay còn được gọi là ngày Purnima, thường rơi vào dịp trung tuần tháng 3.
Vào đêm trước ngày bắt đầu lễ hội, mọi người sẽ tụ tập tại một nơi, đốt lên đống lửa Holika và cùng thực hiện các nghi lễ tôn giáo ở phía trước của ánh lửa. Họ cầu nguyện cho cái xấu xa của bản thân sẽ bị trừ khử khi ngọn lửa bắt đầu cháy. Vào buổi sáng ngày hôm sau, những người tham gia lễ hội sẽ được phát màu miễn phí. Họ ném bột màu hoặc pha màu với nước và ném vào nhau với quan niệm rằng người nào nhận được càng nhiều màu thì năm đó sẽ có càng nhiều may mắn.