Top 10 Loài động vật cổ đại có hi vọng sống lại

Rất nhiều loài động vật đã sinh sống trên trái đất trước khi con người xuất hiện. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều loài đã tuyệt chủng. Cùng với sự phát triển của khoa học, con người đang dần “phục chế” lại những loài vật này. Dưới đây là những động vật cổ đại tuyệt chủng có hi vọng hồi sinh.

1. Hổ Tasmanian

Hổ Tasmania do hình dạng giống họ chó, hay còn gọi là hổ Tasmania do các vằn ở phần cuối lưng, là một loài thú ăn thịt có túi tiến hóa vào khoảng 4 triệu năm trước. Chúng là động vật đặc hữu của đảo Tasmania, New Guinea và lục địa Úc. Hổ Tasmania là một trong hai loài thú có túi mà cả con đực và con cái đều mang những cái túi. Hổ Tasmania đã trở nên cực kỳ hiếm và gần như tuyệt chủng trên lục địa Úc trước cả khi người Anh đến định cư ở lục địa này, nhưng chúng vẫn sống sót trên đảo Tasmania cùng với một số loài đặc hữu khác. Việc săn bắn ráo riết được khuyến khích bởi tiền thưởng thường được cho là nguyên nhân của sự tuyệt chủng, nhưng các yếu tố khác bao gồm bệnh tật, sự xâm thực của hổ và sự xâm lấn của con người vào môi trường sống của chúng cũng đã có thể đóng góp một phần không nhỏ vào sự tuyệt chủng đó.

Loài hổ Tasmanian đến năm 1936 mới tuyệt chủng hoàn toàn. Các nhà khoa học có thể lấy được gen chất lượng cao, và hơn thế nữa có thể tạo ra một trình tự gen hoàn chỉnh. Việc hồi sinh loài hổ này sẽ là dễ dàng nhất so với loài động vật có vú khác.

Hổ Tasmanian
Hổ Tasmanian

2. Hổ răng kiếm

Smilodon hay hổ răng kiếm được coi là đã sống trong khoảng thời gian từ 3 triệu đến 10.000 năm trước tại Bắc và Nam Mỹ. Chúng được ban cho mọi khả năng săn mồi mạnh mẽ nhất khiến mọi loài khác đều phải run sợ. Hổ răng kiếm có khối lượng khoảng 350 kg, đuôi ngắn, các chân to khỏe và đầu to. Với kích thước cỡ như hổ Siberia, hổ răng kiếm rất khỏe. Các quai hàm của chúng có thể mở ra một góc 95 độ. Các răng nanh của chúng dài khoảng 17 cm.

Hổ răng kiếm đã tuyệt chủng 10.000 năm. Cho đến nay, DNA của loài này đã được bảo tồn hoàn hảo. Tuy nhiên, vẫn chưa có người tách được trình tự DNA của nó. Loài thú răng nanh khổng lồ này sẽ là một kỳ quan đáng để xem.

Hổ răng kiếm
Hổ răng kiếm
Hổ răng kiếm
Hổ răng kiếm

3. Chim Dodo

Loài chim Dodo được cho là tuyệt chủng từ 1690 năm trước. Các nhà khoa học mới chỉ tìm thấy một đoạn DNA ty lạp thể của loài chim này. Cơ hội tìm thấy DNA của nó là vẫn còn. Dựa vào đó, các nhà khoa học sẽ cấy trình tự tổ gen vào chim bồ câu để khôi phục loài chim này.

Các vết tích bán hóa thạch còn lại chỉ ra chim Dodo cao tầm 1 m và cân nặng có thể từ 10,6 đến 21,1 kg. Con người chỉ biết tới diện mạo thực của Dodo qua tranh vẽ và những mô tả trên giấy ở thế kỷ 17. Tuy nhiên, dáng vẻ chính xác ngoài đời của chúng vẫn còn là vấn đề nhập nhằng bởi những mô tả là thiếu đồng nhất và chỉ có một số ít trong đó là vẽ từ mẫu vật sống. Tương tự, con người không biết nhiều điều chắc chắn về môi trường sống và hành vi của Dodo. Chúng được mô tả là có bộ lông màu xám-hơi nâu với một túm lông ở đuôi, chân màu vàng, đầu xám, trụi, mỏ xanh, vàng, đen.

Chim Dodo
Chim Dodo

4. Thú răng khắc

Thú răng khắc – loài động vật Nam mỹ này đã tuyệt chủng cách đây 11 nghìn năm. Nó khổng lồ như một chiếc xe hơi, có đuôi dài và nhọn như một chiếc gậy. Khó khăn đối các nhà khoa học là họ phải tìm được mẫu DNA được bảo tồn trong môi trường mát mẻ cũng như tìm được loài vật có thể trọng thích hợp mang bào thai của thú răng khắc.

Loài thú răng khắc có kích thước khác nhau, dài từ 13cm – 150cm và nặng từ 1,4kg – 54kg. Chúng có màu hồng, nâu sẫm, đen, đỏ, xám hoặc vàng. Toàn bộ cơ thể của loài thú răng khắc (đầu, lưng, chân và đuôi) được bao phủ bởi những vảy sừng cứng như xương. Loài thú răng khắc có thị lực kém nên chúng dựa vào khả năng đánh hơi cực kì nhạy bén của nó để tìm kiếm con mồi.

Thú răng khắc
Thú răng khắc

5. Người ở hang

Người ở hang đã tuyệt chủng cách đây hơn 25 nghìn năm trước, song các nhà khoa học đang tiến hành tổ hợp gen. Hi vọng kết quả sẽ giúp chúng ta tìm ra sự khác biệt giữa loài người và họ hàng thân thiết này.

Svante Paabo, thuộc viện nghiên cứu loài người tiến hóa hiệp hội Max Planck, Leipzig, Đức nói: “Muốn thu được tổ hợp gen chất lượng tốt, ví dụ tổ hợp gen có thể so sánh với gen của loài vượn đen, có lẽ cần phải mất đến 2 năm hoặc nhiều hơn”. Ông và các cộng sự có thể dùng tổ hợp gen này để phục sinh người ở hang, bởi vì người ở hang có quan hệ huyết thống rất gần với con người. Do vậy, con người sẽ là người hiến trứng và mang thai hộ lý tưởng.

Người ở hang
Người ở hang

6. Gấu mặt ngắn

Gấu mặt ngắn khổng lồ hay gấu Arctodus (tiếng Hy Lạp, “gấu răng”) là loài gấu đặc hữu đã tuyệt chủng trong khoảng thời gian Thế Pleistocen, kỷ băng hà có niên đại cách đây 3.000.000 – 11.000 năm trước đây. Đây là loài động vật có vú trên cạn ăn thịt lớn nhất trên Trái Đất từng được biết đến. Chúng sống ở đại lục Bắc Mỹ (nhất là ở khu vực bờ Tây Hoa Kỳ ngày nay) đầu giống với gấu xám Bắc Mỹ ngày nay nhưng to lớn hơn bất kỳ loài gấu nào khác. Gấu mặt ngắn có chiều cao bằng 1/3 gấu Bắc cực khi đứng thẳng và đạt thể trọng tới 1 tấn.

Gấu mặt ngắn khổng lồ đã tuyệt chủng khoảng 12.000 năm trước đây, có lẽ một phần vì một số con mồi lớn của nó đã tuyệt chủng trước đó, và một phần cũng vì cạnh tranh với những loài săn mồi nhỏ hơn, ăn tạp và thích nghi hơn như gấu nâu đã di cư tới Bắc Mỹ từ đại lục Á-Âu. Một yếu tố nữa là việc chúng bị săn bắn bởi những người dân bản địa thuộc nền Văn hóa Clovis dẫn tới việc gấu mặt ngắn khổng lồ bị tuyệt diệt. Các nhà khoa học hi vọng rằng sẽ lấy được mẫu DNA của chúng trong thời gian sớm nhất.

Gấu mặt ngắn
Gấu mặt ngắn

7. Nai Ireland

Nai Ireland có chiều cao khoảng 2,1 mét và đặc biệt là chúng có gạc lớn trên đầu với 3,65 mét được tính từ đỉnh đầu đến phần vươn dài ra nặng tới 40–50 kg. Kích thước cơ thể của chúng rất giống với phân loài nai sừng tấm Alaska. Nai Ireland ước tính đã đạt trọng lượng cơ thể khoảng 540–600 kg, với mẫu vật lớn có cân nặng ước đạt trên 700 kg, tương tự như Nai sừng tấm Alaska. Một bộ sưu tập quan trọng về loài này đó là bộ xương của chúng có thể được tìm thấy tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Dublin. Nai Ireland chính là loài nặng nhất trong số các loài Nai Cựu Thế giới được phân biệt với các loài Nai Tân Thế giới ở cấu trúc của bàn chân.

Nai Ireland đã tuyệt chủng 7700 năm trước, nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng của chúng không đâu khác chính bởi sự săn bắt quá mức của con người. Cho đến nay thì vẫn còn khó khăn trong việc tổ hợp gen của loài nai này trở thành một sinh vật sống.

Nai Ireland
Nai Ireland

8. Đà điểu khổng lồ

Khoảng những năm 1850 thì loài đà điểu này tuyệt chủng hoàn toàn. Các nhà khoa học đã thu được mẫu DNA trong xương, thậm chí là trứng của chúng. Trứng của chúng được bảo tồn hoàn hảo ở các hang động New Zealand, từ đó thu được tổ hợp gen có thể sử dụng. Việc phục sinh loài chim khổng lồ (cao khoảng 3 m) rất có sức hấp dẫn đối với các nhà khoa học.

Đà điểu là họ hàng xa của loài đà điểu khổng lồ trên, nhưng trong trứng đà điểu có khả năng tìm thấy tổ hợp gen của đà điểu khổng lồ. Hiện nay việc nhân bản chim vẫn chưa thành công, nhưng cách có thể thực hiện nhất là thay đổi phôi thai đà điểu trở thành phôi thai của đà điểu khổng lồ.

Đà điểu khổng lồ
Đà điểu khổng lồ

9. Tê giác lông dài

Nếu bạn đã từng hỏi rằng một con tê giác xù xì lông lá sẽ như thế nào, thì con tê giác lông dài sẽ cho bạn câu trả lời. Hóa thạch của nó có niên đại 3,6 triệu năm đã được tìm thấy và thu hồi từ châu Á, châu Âu và Bắc Phi. Hóa thạch lâu đời nhất được lấy từ Tibet. Chúng đã bị săn đuổi bởi loài người nguyên thủy và trở thành chủ đề cho họ điêu khắc trên hang đá. Một ngọn giáo 13.000 năm tuổi đã được tìm thấy ở Siberia vào năm 2014, được chế tác từ sừng một con tê giác lông dài trưởng thành.

Giống như voi ma mút, tuy loài tê giác này đã tuyệt chủng 10 nghìn năm trước song các nhà khoa học có thể lấy mẫu DNA từ lông, sừng, móng. Hi vọng chúng ta sẽ sớm tìm ra tổ hợp gen hoàn chỉnh của loài này.

Tê giác lông dài
Tê giác lông dài

10. Lười khổng lồ

Lười khổng lồ tuyệt chủng 8000 năm trước. Nó cao tầm 6m, nặng 4 tấn. Chúng có bàn chân lớn cùng với cái đuôi mập mạp cho phép đứng thẳng để ăn lá cây. Các chi trước có ba móng vuốt phát triển to để tách lá và xé cành. Phân tích của các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng lười khổng lồ thường ăn lá cây, cỏ cứng, cây bụi và cây ngọc. Chúng sống từ khoảng 35 triệu đến 8.000 năm trước đây, trùng với kỷ Băng Hà muộn.

Mẫu lông của lười khổng lồ là mẫu DNA vô cùng tốt. Do tuyệt chủng cách đây chưa lâu nên sẽ rất dễ dàng để có được tổ hợp gen của chúng.

Lười khổng lồ
Lười khổng lồ

Các nhà khoa học hiện đại rất muốn “phục chế” lại những loài đã tuyệt chủng này, để chúng ta được chiêm ngưỡng diện mạo của chúng. Mặc dù đây không phải là một chuyện dễ dàng, nhưng cũng không phải là điều hoàn toàn không thể. Hi vọng rằng chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng diện mạo của những loài động vật này trong một tương lai gần nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *