Yên Bái - danh sách các khu công nghiệp

Yên Bái – danh sách các khu công nghiệp

BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP YÊN BÁI

ĐT : 029.3859.266

Fax: 029.3890.366

Địa chỉ : Số 118 – Đường Trần Phú – P.Đông Tam – TP. Yên Bái

Email : banquanlykhucn@yenbai.gov.vn

I. KHU CÔNG NGHIỆP PHÍA NAM TỈNH YÊN BÁI

Đây là khu công nghiệp thuộc hệ thống KCN quốc gia được khởi công xây dựng từ năm 2003 đến nay.

1. Địa điểm:Xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, với quy mô diện tích 137,80 ha. Hiện nay đang điều chỉnh, mở rộng thêm 150ha.

2. Vị trí:

+ Phía Bắc giáp tuyến đường cảng Hương Lý đi cầu Văn Phú;

+ Phía Nam giáp khu vực đồi trồng rừng;

+ Phía Tây giáp UBND xã Văn Tiến và khu dân cư.

3. Tính chất khu công nghiệp:

Khu công nghiệp phía Nam, tỉnh Yên Bái là khu công nghiệp đa ngành thuộc hệ thống các khu công nghiệp Quốc gia, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào khu công nghiệp trong các lĩnh vực:

Sản xuất vật liệu xây dựng

– Sản xuất ván sợi nhân tạo, gỗ cao cấp;

– Sản xuất các loại vật liệu xây dựng cao cấp.

Chế biến khoáng sản

– Nghiền Fendspat;

– Chế biến các sản phẩm CaCo3;

– Luyện gang thép, chì, kẽm…

Công nghiệp chế biến nông sản

– Chế biến gỗ, giấy;

– Chế biến chè.

Hiện nay trong khu công nghiệp đã có các dự án đang thực hiện gồm:

1. Nhà máy nghiền Pensfat(Cty CP Khoáng sản Yên Bái).

– Diện tích đất đã được cho thuê: 3.18 ha;

2. Nhà máy nghiền bột đá Cacbonatcanci CaCO3(Công ty CP khai thác đá Mông Sơn);

– Diện tích đất được cho thuê: 2.0 ha;

3. Nhà máy Sơn dẻo nhiệt phản quang( Công ty TNHH sơn dẻo nhiệt SYNTHETIC):

– Diện tích đất được cho thuê: 0.35 ha;

4. Nhà máy chế biến thức ăn gia súc(Công ty Vật tư NN Yên Bái).

– Diện tích đất được cho thuê: 1.2 ha

5. Nhà máy SX ván dăm(Công ty CP ván nhân tạo Yên Bái)

– Diện tích đất được cho thuê: 10.0ha;

7. Nhà máy luyện gang thép thép Cửu Long Vinashin

– Diện tích đất được cho thuê: 28.0 ha

8. Nhà máy chế biến Gỗ xuất khẩu(Công ty CP Đoàn kết)

– Diện tích đất được cho thuê: 8.0 ha

9. Nhà máy luyện chì, kẽm(Công ty TNHH Vân Hải)

– Diện tích đất được cho thuê: 3.0 ha

10. Nhà máy sản xuất gang lò điện công suất 13.300 T/năm(Công ty CP đầu tư khoáng sản Kim Sơn)

– Diện tích đất được cho thuê: 4.0 ha

Tổng cộng: 10 dự án với DT đất = 61.33 ha.

4. Danh mục dự án cần kêu gọi đầu tư trong Khu công nghiệp:

– Dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp gồm: San gạt mặt bằng; Đầu tư hệ thống đường giao thông; Hệ thống cấp nước; Khu trung tâm xử lý nước thải, chất thải rắn;

– Dự án đầu tư xây dựng thuộc các lĩnh vực:

Sản xuất vật liệu xây dựng: Sản xuất ván sợi nhân tạo, gỗ cao cấp; Sản xuất các loại vật liệu xây dựng cao cấp.

Chế biến khoáng sản: Nghiền Fendspat; Chế biến các sản phẩm CaCo3 ; Luyện gang thép; Chì, Kẽm…

Công nghiệp chế biến nông, lâm sản: Chế biến gỗ, giấy.

II. KHU CÔNG NGHIỆP MÔNG SƠN TỈNH YÊN BÁI

Đây là KCN mới được quy hoạch tại quyết định số 16/QĐ- UBND ngày 07/01/2009 của UBND tỉnh Yên Bái trên cơ sở mở rộng cụm công nghiệp Mông Sơn, huyện Yên Bình đã có.

1. Địa điểm: Đây là khu công nghiệp tổng hợp gồm khai thác và chế biến các sản phẩm từ đá vôi thuộc địa bàn xã Mông Sơn, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, với quy mô diện tích 806 ha(trong đó khu khai thác và chế biến: 406 ha);

2. Vị trí: Nằm trong vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái.

+ Phía Bắc giáp hồ Thác Bà;

+ Phía Nam giáp hồ Thác Bà;

+ Phía Nam giáp hồ Thác Bà;

+ Phía Tây giáp Quốc lộ 70(Yên Bái – Lào Cai).

3. Tính chất khu công nghiệp: Là khu công nghiệp tập trung các ngành khai thác và chế biến các sản phẩm từ đá vôi, gồm có:

Sản xuất Vật liệu xây dựng:

– Sản xuất xi măng, sản phẩm đá tự nhiên;

– Sản xuất đá phục vụ xây dựng;

Chế biến khoáng sản:

– Chế biến các sản phẩm từ đá vôi(CaCO3)

Hiện nay trong khu công nghiệp đã có 14 doanh nghiệp được cấp phép khai thác, chủ yếu thực hiện công tác khai thác tại các mỏ đá và sơ chế các sản phẩm đá vôi sau đó đưa về các cơ sở chế biến ngoài khu vực để sản xuất các sản phẩm bột đá, xi măng,…

4. Danh mục dự án cần kêu gọi đầu tư trong Khu công nghiệp:

– Dự án đầu tư xây dựng thuộc các linh vực:

Sản xuất sản phẩm đá tự nhiên; Chế biến các sản phẩm từ đá vôi (CaCO3)

III. KHU CÔNG NGHIỆP MINH QUÂN TỈNH YÊN BÁI

Khu công nghiệp Minh Quân tỉnh Yên Bái được phê duyệt quy hoạch tại quyết định số 2077/QĐ- UBND ngày 25/12/2008 của UBND tỉnh Yên Bái.

1. Địa điểm: Thôn Hoài Quân, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái với quy mô diện tích 112 ha.

2. Vị trí:

+ Phía Bắc giáp trung tâm xã Phúc Lộc;

+ Phía Nam giáp khu dân cư;

+ Phía Đông giáp Sông Hồng;

+ Phía Tây giáp Quốc lộ 32 C.

3. Tính chất khu công nghiệp: Là khu công nghiệp tập trung đa ngành gồm:

– Công nghiệp sản xuất Vật liệu xây dựng;

– Công nghiệp chế biến Khoáng sản;

– Công nghiệp chế biến Nông, Lâm sản;

– Công nghiệp Hóa chất;

– Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Khu công nghiệp mới được phê duyệt quy hoạch nên mới có 01 dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Giấy Yên Bái của Công ty TNHH công nghiệp giấy miền Bắc.

4. Danh mục dự án cần kêu gọi đầu tư trong Khu công nghiệp:

– Dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp gồm: San gạt mặt bằng; Đầu tư hệ thống đường giao thông; Hệ thống cấp nước; Khu trung tâm xử lý nước thải, chất thải rắn;

– Dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: Chế biến khoáng sản; Công nghiệp hóa chất; Công nghiệp chế biến Nông, Lâm sản

IV. KHU CÔNG NGHIỆP ÂU LÂU TỈNH YÊN BÁI

Khu công nghiêp Âu Lâu tỉnh Yên Bái được phê duyệt quy hoạch tại quyết định số 2078/QĐ – UBND ngày 25/12/2008 của UBND tỉnh Yên Bái.

1. Địa điểm: Thôn Châu Giang 2, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái với quy mô diện tích 118 ha.

2. Vị trí:

+ Phía Bắc giáp tuyến đường Âu Lâu đi Quy Mông;

+ Phía Nam giáp khu dân cư thôn Đắng Con;

+ Phía Đông giáp sông Hồng;

+ Phía Tây giáp đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai(đang triển khai thực hiện).

3. Tính chất khu công nghiệp:

Khu công nghiệp Âu Lâu là khu công nghiệp đa ngành gồm các ngành công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm, độc hại đối với môi trường. Thuộc các lĩnh vực:

– Công nghiệp may mặc;

– Công nghiệp lắp ráp điện tử;

– Thủ công mỹ nghệ;

– Công nghiệp cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng;

– Công nghiệp sản xuất bánh kẹo, nước giải khát.

Khu công nghiệp này mới được phê duyệt quy hoạch hiện chưa có dự án đầu tư.

4. Danh mục dự án cần kêu gọi đầu tư trong Khu công nghiệp

– Dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp gồm: San gạt mặt bằng; Đầu tư hệ thống đường giao thông; Hệ thống cấp nước;

– Dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: Công nghiệp lắp ráp điện tử; Công nghiệp cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng; Công nghiệp may mặc; Công nghiệp sản xuất nước giải khát; Hàng thủ công, mỹ nghệ.

V. KHU CÔNG NGHIỆP BẮC VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI

Khu công nghiệp Bắc Văn Yên tỉnh Yên Bái được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tại quyết định số 2076/QĐ – UBND tỉnh Yên Bái trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch KCN tổng hợp phía Bắc huyện Văn Yên đã có.

1. Địa điểm: Thôn Cầu Khai, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái với quy mô diện tích 72ha.

2. Vị trí:

+ Phía Bắc giáp đường tỉnh lộ Yên Bái – Khe Sang (Đi Lào Cai);

+ Phía Nam giáp sông Hồng;

+ Phía Đông giáp khu dân cư và đất nông nghiệp;

+ Phía Tây giáp khu dân cư và đất nông nghiệp.

3. Tính chất khu công nghiệp

Là khu vực trồng quế, sắn, chè với sản lượng lớn trong tỉnh nên trong khu công nghiệp tập trung các ngành nghề chính là:

Chế biến Nông, Lâm sản:

– Chế biến các sản phẩm từ Quế;

– Chế biến các sản phẩm từ Sắn;\

– Sản xuất chế biến gỗ, cồn công nghiệp;

– Chế biến sản phẩm từ Chè.

Chế biến khoáng sản:

Hiện nay trong khu công nghiệp đã có 04 dự án đầu tư gồm:

1. Nhà máy Giấy đế Văn Yên thuộc Công ty CP Yên Sơn với diện tích: 02 ha;

2. Nhà máy chế biến tinh bột sắn số I thuộc công ty CP Nông Lâm sản thực phẩm Yên Bái với diện tích: 5 ha.

3. Nhà máy chế biến tinh dầu Quế và sản xuất chế biến ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng thuộc Công ty TNHH thương mại sản xuất – Xuất nhập khẩu Đạt Thành với diện tích: 4.84 ha;

4. Nhà máy chế biến tinh bột sắn số II thuộc Công ty CP Nông lâm sản thực phẩm Yên Bái với diện tích: 10 ha.

Như vậy tại khu công nghiệp Bắc Văn Yên đến thời điểm hiện nay mới có 04 Dự án được triển khai thực hiện và ổn định đi vào sản xuất. Diện tích đất đã cấp trên 20 ha.

B. CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI

Hiện nay UBND tỉnh đã phê duyệt các cụm công nghiệp gồm:

I. CỤM CÔNG NGHIỆP Y CAN – HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI:

Cụm công nghiệp Y Can – Huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái được phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 1582/QĐ – UBND ngày 10/10/2008 của UBND tỉnh Yên Bái.

1. Phạm vi ranh giới quy hoạch:

Toàn bộ Cụm công nghiệp Y Can nằm tại thôn Quyết Tiến, xã Y Can, huyện Trấn Yên.

Vị trí giới hạn cụm đất: Phía Bắc giáp đất đồi rừng; Phía Nam giáp đường đi Lâm trường Việt Hưng; Phía Đông giáp đất đồi rừng; Phía Tây giáp đường đi quốc lộ 32C.

2. Quy mô lập quy hoạch: Quy mô lập quy hoạch chi tiết là 15ha.

3. Tính chất:

Là Cụm công nghiệp của huyện Trấn Yên, có các ngành sản xuất tương đối sạch, ít gây ô nhiễm độc hại, định hướng các ngành công nghiệp chính như sau: Chế biến gỗ rừng trồng; Chế biến lâm nông sản; Sản xuất vật liệu xây dựng; Thủ công mỹ nghệ; Chế biến khoáng sản.

4. Tổ chức không gian kiến trúc:

– Nâng cấp mở rộng trên nền đường hiện có để mở trục chính vào trong cụm.

– Cụm đất nhà máy công nghiệp được bố trí các dải cây xanh xung quanh để cách ly các vùng lân cận.

– Bố trí một cụm bãi đỗ xe tĩnh giáp bên phải trục đường vào Cụm công nghiệp. Tại đây vừa kết hợp bãi đỗ xe kèm theo các dịch vụ như: Sửa chữa, rửa xe, bơm xăng.

– Cụm trung tâm được bố trí phía bên phải trục đường phía đầu vào Cụm công nghiệp, tiếp giáp trục đường phụ. Tại đây kết hợp hồ nước công viên cây xanh, tạo điểm nhấn cảnh quan, không gian kiến trúc cho Cụm công nghiệp.

– Cụm đầu mối hạ tầng kỹ thuật được bố trí ở phía Nam và phía Bắc, tạo tính độc lập tương đối với các cụm chức năng khác của Cụm công nghiệp. Đồng thời tạo điều kiện cho việc cấp thoát nước.

– Cụm công nghiệp được bố trí bên trong và xen kẽ là các dải cây xanh cách ly các khu vực xung quanh để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và các hệ thống hạ tầng khác.

5. Quy hoạch sử dụng đất:

Bảng quy hoạch sử dụng đất:

TT

Loại đất

Tổng thể

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Đất xây dựng nhà máy

8,12

54,14

Cơ sở chế biến gỗ rừng trồng

1,82

Cơ sở chế biến lâm nông sản

0,94

Cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng

1,34

Cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ

2,35

Cơ sở chế biến khoáng sản

1,67

2

Đất trung tâm, dịch vụ Cụm công nghiệp

2,37

15,8

3

Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật

0,42

2,8

4

Đất giao thông

2,27

15,13

5

Đất cây xanh, mặt n­ước

1,82

12,13

Tổng cộng

15

100

6. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:

a)Quy hoạch san nền:

Trên cơ sở cao độ thể hiện trong bản vẽ địa hình Cụm công nghiệp Y Can, tỷ lệ 1/1000 cao độ thiết kế san nền như sau:

+ Cao độ khống chế san nền thấp nhất : +55.00 m.

+ Độ dốc san nền đảm bảo thoát nước tự chảy i>= 0.002

+ Hướng thoát nước chính toàn cụm về hướng Đông – Bắc của cụm đất.

* Phương án san nền:

– Cụm đất hiện trạng có địa hình tương đối bằng phẳng, để thực hiện xây dựng Cụm công nghiệp và giảm thiểu khối lượng san lấp cần phải san nền cục bộ cho từng lô đất dự kiến phân chia cho nhà đầu tư.

– San nền lô đất: Trong từng lô khi san nền có thể chia làm các cấp cao độ cho phù hợp với mặt bằng xây dựng công trình cụ thể của từng lô đất và cao trình đường giao thông bên ngoài lô. Cốt cao nhất là 84.50, cốt thấp nhất là 52.50.

b)Quy hoạch hệ thống giao thông:

* Quy hoạch tổ chức mạng lưới đường

– Các chỉ tiêu kỹ thuật tuyến của hệ thống giao thông được thiết kế đảm bảo cho các phương tiện giao thông đến từng lô đất một cách dễ dàng, thuận tiện.

– Quy mô chiều rộng làn xe 3,75 m. Vỉa hè lát gạch phục vụ người đi bộ, ngoài ra kết hợp bố trí đèn chiếu sáng, trồng cây xanh và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.

c)Hệ thống cấp nước:

Nguồn nước cấp cho Cụm công nghiệp được lấy từ hồ được ngăn giữ nước ở phía Nam Cụm công nghiệp, sau khi xử lý nước được đưa vào cụm bể chứa và trạm bơm, từ đó nước được cấp vào mạng lưới, phục vụ cho các nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, cứu hỏa bằng áp lực nước tự nhiên và hệ thống máy bơm hỗ trợ.

Tổng nhu cầu dùng nước của Cụm công nghiệp: 351,3 m3/ngđ.

d)Hệ thống thoát nước:

Hệ thống thoát nước trong Cụm công nghiệp là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, bao gồm hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải.

* Hệ thống thoát nước mưa:

– Hệ thống thoát nước mưa chọn hệ thống tự chảy cấu tạo bởi các mương rãnh thoát nước nằm cách mép bó vỉa 2m – 3,2m (tính đến mép ngoài mương rãnh).

– Nước mưa trên đường sẽ được thu vào các tuyến thoát nước mưa qua các ga thu nước ven đường.

– Nước mưa từ các nhà máy xả ra đấu nối trực tiếp vào mương thoát nước mưa bên ngoài. Các đoạn đấu nối này sẽ do các nhà máy tự làm.

* Hệ thống thoát nước thải công nghiệp:

– Hệ thống thoát nước thải ở đây được thiết kế cho toàn bộ Cụm công nghiệp.

– Các lô nhà máy xả nước thải vào hệ thống thoát nước thải, sau đó dẫn về trạm xử lý nước thải nằm ở phía Đông Bắc của Cụm công nghiệp.

e)Hệ thống cung cấp điện:

Nguồn cấp điện cho Cụm công nghiệp Y Can là tuyến điện trên không 35KV được dẫn từ quốc lộ 32C vào. Tổng nhu cầu dùng điện của Cụm công nghiệp: 2863,6 KW.

f)Hệ thống thông tin liên lạc: Bố trí theo hệ thống cấp điện và sử dụng mạng di động khu vực.

7. Đánh giá tác động môi trường:

Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường như: Bụi; khí thải; tiếng ồn, có tác động rất lớn đến môi trường nước, hệ sinh thái… nên khi tiến hành xây dựng cần phải có đánh giá tác động môi trường cụ thể cho các dự án trong Cụm công nghiệp theo đúng các quy định hiện hành.

8. Hồ sơ quy hoạch:

* Thành phần hồ sơ quy hoạch bao gồm:

TT

Tên bản vẽ
1

Bản đồ vị trí và liên hệ vùng

2

Bản đồ hiện trạng tổng hợp

3

Sơ đồ cơ cấu sử dụng đất

4

Bản đồ quy hoạch kiến trúc cảnh quan

5

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất

6

Các bản đồ quy hệ thống hạ tầng kỹ thuật

7

Thuyết minh

* Kinh phí lập quy hoạch:

Tổng giá trị thiết kế đồ án quy hoạch: 323.721.500 đồng

(Ba trăm hai mươi ba triệu, bẩy trăm hai mươi mốt nghìn, năm trăm đồng chẵn)

Trong đó:

– Giá trị khảo sát đo vẽ bản đồ:

101.381.578 đồng

– Giá trị lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng:

14.902.965 đồng

– Giá trị lập thiết kế quy hoạch:

175.329.000 đồng

– Giá trị thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng:

13.479.294 đồng

– Quản lý quy hoạch xây dựng:

9.862.256 đồng

– Giá trị công bố quy hoạch:

8.766.450 đồng

II. CỤM CÔNG NGHIỆP HƯNG KHÁNH – HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI:
Cụm công nghiệp Hưng Khánh – Huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái được phê duyệt quy hoạch tại quyết định số 1584/QĐ – UBND ngày 10/10/2008 của UBND tỉnh Yên Bái.

1. Phạm vi ranh giới quy hoạch:

– Cụm công nghiệp Hưng Khánh nằm trong phạm vi xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên.

– Vị trí giới hạn khu đất: Phía Bắc giáp đường đi thôn 1; Phía Nam giáp đất đồi rừng; Phía Đông giáp đất nông nghiệp; Phía Tây giáp đất đồi rừng.

2. Quy mô lập quy hoạch: Quy mô lập quy hoạch chi tiết là 15 ha.

3. Tính chất:

Là Cụm công nghiệp của huyện Trấn Yên, có các ngành sản xuất tương đối sạch, ít gây ô nhiễm độc hại, định hướng các ngành công nghiệp chính như sau: Chế biến gỗ rừng trồng; Chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch (gạo, mía, chè, ngô); Sửa chữa thiết bị công nghiệp, dân dụng và vận tải; Thêu dệt, đan lát hàng thủ công mỹ nghệ; Khai thác và chế biến khoáng sản.

4. Tổ chức không gian kiến trúc:

– Bố trí một tuyến đường chính vào giữa khu trung tâm và hệ thống đường phụ bao quanh Cụm công nghiệp.

– Cụm khu vực cây xanh cách ly được bố trí ở phía Bắc nơi gần với cụm dân cư sinh sống.

– Cụm trung tâm điều hành và dịch vụ được bố trí ở phía Đông giáp với trục đường chính phía đầu vào Cụm công nghiệp.

– Cụm đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật được bố trí ở phía Đông – Bắc tiếp giáp với dải cây xanh cách ly.

– Trong cụm trung tâm giữ lại một phần hồ nước hiện có làm hồ chứa nước tạo cảnh quan trong cụm trung tâm.

– Cụm đất ở giữa và phía Tây Nam còn lại là bố trí xây dựng các nhà máy xí nghiệp.

5. Quy hoạch sử dụng đất:

Bảng quy hoạch sử dụng đất:

TT

Loại đất

Tổng thể
Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Đất xây dựng nhà máy

10,25

68,33

– Cơ sở chế biến gỗ rừng trồng

1,63

– Cơ sở sửa chữa cơ khí dân dụng.

1,35

– Cơ sở chế biến khoáng sản

1,32

– Cơ sở khai thác khoáng sản

1,54

– Cơ sở chế biến mộc dân dụng

1,30

– Cơ sở chế biến chè

0,72

– Cơ sở sửa chữa thiết bị công nghiệp

1,14

– Cơ sở thủ công mỹ nghệ

1,11

2

Đất trung tâm, dịch vụ Cụm công nghiệp

0,86

5,72

3

Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật

0,525

3,5

4

Đất giao thông

1,405

9,36

5

Đất cây xanh, mặt nước

1,96

13,06

Tổng cộng

15

100,00

6. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:

a)Quy hoạch san nền:

Trên cơ sở cao độ thể hiện trong bản vẽ địa hình Cụm công nghiệp Hưng Khánh, tỷ lệ 1/1000 chọn cao độ thiết kế san nền như sau:

+ Chọn cao độ khống chế san nền thấp nhất : +55.00 m.

+ Độ dốc san nền đảm bảo thoát nước tự chảy i>= 0.002

+ Hướng thoát nước chính toàn cụm về hướng Đông – Bắc của khu đất.

* Phương án san nền:

– Cụm đất hiện trạng có địa hình tương đối bằng phẳng, để thực hiện xây dựng Cụm công nghiệp và giảm thiểu khối lượng san lấp cần phải san nền cục bộ cho từng lô đất dự kiến phân chia cho nhà đầu tư.

– San nền lô đất: Trong từng lô khi san nền có thể chia làm các cấp cao độ cho phù hợp với mặt bằng xây dựng công trình cụ thể của từng lô đất và cao trình đường giao thông bên ngoài lô.

– Khu vực trồng cây xanh không san nền.

b)Quy hoạch hệ thống giao thông:

* Quy hoạch tổ chức mạng lưới đường

– Các chỉ tiêu kỹ thuật tuyến của hệ thống giao thông được thiết kế đảm bảo cho các phương tiện giao thông đến từng lô đất một cách dễ dàng, thuận tiện.

– Quy mô chiều rộng làn xe 3.75m. Vỉa hè lát gạch phục vụ người đi bộ, ngoài ra kết hợp bố trí đèn chiếu sáng, trồng cây xanh và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.

c) Hệ thống cấp nước:

Nguồn nước cấp cho Cụm công nghiệp được lấy từ hồ ở phía thượng lưu cách khu vực quy hoạch 350m về phía Nam, sau khi xử lý nước được đưa vào cụm bể chứa và trạm bơm, từ đó nước được cấp vào mạng lưới, phục vụ cho các nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, cứu hỏa bằng áp lực nước tự nhiên và hệ thống máy bơm hỗ trợ.

d) Hệ thống thoát nước:

Hệ thống thoát nước trong Cụm công nghiệp là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, bao gồm hai hệ thống: hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải.

* Hệ thống thoát nước mưa:

– Hệ thống thoát nước mưa chọn hệ thống tự chảy cấu tạo bởi các mương rãnh thoát nước nằm cách mép bó vỉa 2m – 3,2m (tính đến mép ngoài mương rãnh).

– Nước mưa trên đường sẽ được thu vào các tuyến thoát nước mưa qua các ga thu nước ven đường.

– Nước mưa từ các nhà máy xả ra đấu nối trực tiếp vào mương thoát nước mưa bên ngoài. Các đoạn đấu nối này sẽ do các nhà máy tự làm.

* Hệ thống thoát nước thải:

– Hệ thống thoát nước thải được thiết kế cho toàn bộ Cụm công nghiệp.

– Các lô nhà máy xả nước thải vào hệ thống thoát nước thải, sau đó dẫn về trạm xử lý nước thải nằm ở phía Đông Bắc của Cụm công nghiệp.

e)Hệ thống cung cấp điện:

Nguồn cấp điện cho Cụm công nghiệp Hưng Khánh là tuyến điện trên không 35KV được dẫn từ quốc lộ 37 vào.

f)Hệ thống thông tin liên lạc: Bố trí theo hệ thống cấp điện và sử dụng mạng di động khu vực.

7. Đánh giá tác động môi trường:

Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường như: Bụi; Khí thải; Tiếng ồn, có tác động rất lớn đến môi trường nước, hệ sinh thái… nên khi tiến hành xây dựng cần phải có đánh giá tác động môi trường cụ thể cho các dự án trong Cụm công nghiệp theo đúng các quy định hiện hành.

8. Hồ sơ quy hoạch:

Thành phần hồ sơ quy hoạch bao gồm:

TT

Tên bản vẽ
1

Bản đồ vị trí và liên hệ vùng

2

Bản đồ hiện trạng tổng hợp

3

Sơ đồ cơ cấu sử dụng đất

4

Bản đồ quy hoạch kiến trúc cảnh quan

5

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất

6

Các bản đồ quy hệ thống hạ tầng kỹ thuật

7

Thuyết minh

9. Kinh phí lập quy hoạch:

Tổng giá trị thiết kế đồ án quy hoạch: 320.865.500 đồng

(Ba trăm hai mươi triệu, tám trăm sáu mươi lăm nghìn, năm trăm đồng chẵn)

Trong đó:

– Giá trị khảo sát đo vẽ bản đồ:

98.525.000 đồng

– Giá trị lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng:

14.902.965 đồng

– Giá trị lập thiết kế quy hoạch:

175.329.000 đồng

– Giá trị thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng:

13.479.294 đồng

– Quản lý quy hoạch xây dựng:

9.862.256 đồng

– Giá trị công bố quy hoạch:

8.766.450 đồng

III. CỤM CÔNG NGHIỆP BÁO ĐÁP – HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI:
Cụm công nghiệp Báo Đáp – Huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái được phê duyệt quy hoạch tại quyết định số 1583/QĐ – UBND ngày 10/10/2008 của UBND tỉnh Yên Bái.

1. Phạm vi ranh giới quy hoạch:

Cụm công nghiệp Báo Đáp nằm trong địa bàn xã Báo Đáp, Huyện Trấn Yên.

Vị trí giới hạn khu đất: Phía Bắc giáp hồ chứa nước; Phía Nam giáp đất nông nghiệp; Phía Đông giáp đường Yên Bái – Khe Sang; Phía Tây giáp đất đồi rừng.

2. Quy mô lập quy hoạch: Quy mô lập quy hoạch chi tiết là 14ha.

3. Tính chất:

Là Cụm công nghiệp có quy mô nhỏ, với dự kiến mở rộng phát triển trên cơ sở lấy một số Doanh nghiệp đã có làm nhân tố chính. Xác định đây là một Cụm công nghiệp tập trung với các tính chất sau: Chế biến các sản phẩm nông lâm sản, thực phẩm; Chế biến gỗ rừng trồng; Sửa chữa cơ khí nhỏ.

4. Tổ chức không gian kiến trúc:

Theo nhiệm vụ quy hoạch Cụm công nghiệp Báo Đáp đã được phê duyệt bao gồm các khu chức năng sau:

+ Khu trung tâm điều hành và các công trình dịch vụ công cộng khu dịch vụ bố trí ở phía đầu vào cụm. Tại đây đầu tư xây dựng nhà Ban quản lý Cụm công nghiệp. Khu nhà ăn uống giải khát phục vụ sản xuất, khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm.

+ Khu các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp được bố trí dọc theo hai bên trục đường chính. Bao gồm các lô đất có diện tích từ 0.8ha đến 1.5ha. Mỗi lô có mặt đường khoảng 120m sâu vào trong 100m.

+ Khu kỹ thuật, đảm bảo diện tích để bố trí công trình xử lý chất thải, nước thải của cả Cụm công nghiệp trong quá trình hoạt động. Các công trình cấp nước phục vụ cho Cụm công nghiệp được bố trí sát bờ đập. Bể được đặt ở cao độ 94.00 ngay ở quả đồi phía Đông Bắc Cụm công nghiệp. Đây là nơi có địa hình cao và đảm bảo nguồn nước sẽ cung cấp đủ cho nhu cầu của cả Cụm công nghiệp.

+ Các công trình hạ tầng kỹ thuật: Các công trình cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt được bố trí phía đầu nguồn nước.

Khu cây xanh cách ly, cây xanh cảnh quan được bố trí tại khu trung tâm, hai đầu vào Cụm công nghiệp. Cây xanh được trồng trong các lô đất cho thuê có các công trình kiến trúc. Khoảng cách cách ly với mép đường tỉnh lộ 151 Yên Bái – Khe Sang khoảng 50m. Toàn bộ phía ngoài rìa ranh giới được trồng cây xanh cách ly.

5. Quy hoạch sử dụng đất:

Bảng quy hoạch sử dụng đất:

TT
Loại đất

Diện tích ( ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích
14.00

100

1

Đất khu trung tâm

0.58

4.14

2

Đất xây dựng các nhà máy

7.32

52.29

3

Đất hạ tầng kỹ thuật

0.80

5.71

4

Đất giao thông

2.25

16.06

5

Đất cây xanh – mặt nước

2.30

16.41

6

Đất tái định cư – nhà ở công nhân

0.75

5.36

6. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:

a) Quy hoạch san nền:

Trên cơ sở cao độ mức nước ngập lớn nhất thể hiện trong bản vẽ địa hình Cụm công nghiệp Báo Đáp, tỷ lệ 1/1000 cao độ thiết kế san nền như sau:

Độ dốc san nền trong các khu khoảng 0,5% – 1%. Cốt san nền trung bình của mỗi khu vực sản xuất cho thuê đất sẽ khác nhau, tuỳ theo nhu cầu sử dụng. Nhưng theo các cốt khác nhau, cốt trung bình phía Đông Bắc là 74.00, cốt san nền bể chứa nước, trạm biến thế là 94.00. Các cốt trong khu sẽ được san khác nhau cao từ phía đường tỉnh lộ 151 vào trong và từ ngã tư nhà thờ xưống ngã ba tỉnh lộ 151.

b) Quy hoạch hệ thống giao thông:

– Các chỉ tiêu kỹ thuật tuyến của hệ thống giao thông được thiết kế đảm bảo cho các phương tiện giao thông đến từng lô đất một cách dễ dàng, thuận tiện.

– Quy mô chiều rộng làn xe được tính toán với mô đuyn 3.75 m. Vỉa hè lát gạch phục vụ người đi bộ, ngoài ra kết hợp bố trí đèn chiếu sáng, trồng cây xanh và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.

c) Hệ thống cấp nước:

Tổng nhu cầu dùng nước của Cụm công nghiệp: 1.980 m3/ng.đêm.

Nguồn nước cấp cho Cụm công nghiệp Báo Đáp được lấy từ đập cách công trình xử lý nước sạch khoảng 70m, sau khi xử lý nước được đưa vào cụm bể chứa và trạm bơm, từ đó nước được cấp vào mạng lưới, phục vụ cho các nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, cứu hỏa bằng hệ thống máy bơm.

d) Hệ thống thoát nước:

Với Cụm công nghiệp Báo Đáp của huyện Trấn Yên có quy mô nhỏ, thành phần và tính chất của nước thải không phức tạp. Nước thải ở đây bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.

– Nước thải sinh hoạt được xử lý cục bộ qua các bể tự hoại.

– Nước thải sản xuất chủ yếu từ các cơ sở khai thác và chế biến nông lâm sản thực phẩm nên hàm lượng các chất độc hại rất ít, chủ yếu là hàm lượng cặn bã từ sắn, ngũ cốc, vỏ cây gỗ . Do vậy việc xử lý chỉ cần các ao, hồ, hoặc bể lắng sơ bộ để thu hồi các chất thải nói trên.

e)Hệ thống cung cấp điện:

Tổng nhu cầu dùng điện của Cụm công nghiệp: 4000 kw.

Nguồn cấp điện cho Cụm công nghiệp Báo Đáp là tuyến điện 35KV chạy Cụm công nghiệp.

f)Hệ thống thông tin liên lạc: Bố trí theo hệ thống cấp điện và sử dụng mạng di động khu vực.

7. Đánh giá tác động môi trường:

Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường như: Bụi; khí thải; tiếng ồn, có tác động rất lớn đến môi trường nước, hệ sinh thái vì vậy khi tiến hành xây dựng cần phải có đánh giá tác động môi trường cụ thể cho các dự án trong Cụm công nghiệp theo đúng các quy định hiện hành.

8. Hồ sơ quy hoạch:

Thành phần hồ sơ quy hoạch bao gồm:

TT

Tên bản vẽ
1

Bản đồ vị trí và liên hệ vùng

2

Bản đồ hiện trạng tổng hợp

3

Sơ đồ cơ cấu sử dụng đất

4

Bản đồ quy hoạch kiến trúc cảnh quan

5

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất

6

Các bản đồ quy hệ thống hạ tầng kỹ thuật

7

Thuyết minh

9. Kinh phí lập quy hoạch:

Tổng giá trị đồ án thiết kế quy hoạch: 306.878.800 đồng

(Ba trăm lẻ sáu triệu, tám trăm bẩy mươi tám nghìn, tám trăm đồng chẵn)

Trong đó:

– Giá trị khảo sát đo vẽ bản đồ:

94.573.573 đồng

– Giá trị lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng:

14.488.066 đồng

– Giá trị lập thiết kế quy hoạch:

166.913.208đồng

– Giá trị thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng:

13.094.341 đồng

– Quản lý quy hoạch xây dựng:

9.463.979 đồng

– Chi phí công bố quy hoạch:

8.345.660 đồng

IV. CỤM CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP PÚ TRẠNG – THỊ XÃ NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI:
Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái được phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 1741/QĐ – UBND ngày 31/10/2008 của UBND tỉnh Yên Bái.

1. Phạm vi ranh giới quy hoạch:

Toàn bộ cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Pú Trạng nằm trong phạm vi phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ.

Vị trí giới hạn khu đất: Phía Bắc giáp đường Hoa Ban; Phía Nam giáp đường Nguyễn Quang Bích; Phía Đông giáp đất quân sự; Phía Tây giáp đường đô thị.

2. Quy mô lập quy hoạch: Quy mô lập quy hoạch chi tiết là 20,92ha.

3. Tính chất:

Là cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thị xã Nghĩa Lộ, có các ngành sản xuất tương đối sạch, ít gây ô nhiễm độc hại. Định hướng các ngành công nghiệp chính như sau: Chế biến gỗ rừng trồng; Chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch (gạo, mía, chè, ngô); Sửa chữa thiết bị công nghiệp, dân dụng và vận tải; Thêu dệt, đan lát hàng thủ công mỹ nghệ.

4. Tổ chức không gian kiến trúc:

– Nâng cấp mở rộng đường Hoa Ban (đoạn qua cụm công nghiệp) để mở trục chính vào trong cụm công nghiệp.

– Khu dân cư (2 lớp) giáp đường Hoa Ban được quy hoạch lại có chiều sâu là 40m, tiếp đó là dải cây xanh cách ly có chiều rộng là 20m.

– Khu đất nhà máy công nghiệp được bố trí từ dải cây xanh cách ly xuống phía Nam và phía Đông giáp đất quốc phòng.

– Bố trí một khu bãi đỗ xe tĩnh giáp đường Nguyễn Quang Bích. Tại đây vừa kết hợp bãi đỗ xe kèm theo các dịch vụ như: Sửa chữa, rửa xe, bơm xăng…

– Khu trung tâm được bố trí phía Tây, tiếp giáp trục đường phụ, tại khu vực này kết hợp hồ nước công viên cây xanh, tạo điểm nhấn cảnh quan, không gian kiến trúc cho khu vực.

– Khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật được bố trí ở phía Nam, tạo tính độc lập tương đối với các khu chức năng khác của khu công nghiệp.

– Khu giới thiệu trưng bầy sản phẩm được bố trí tại phía đầu của trục đường chính vào khu công nghiệp.

– Bên cạnh bãi đỗ xe tĩnh bố trí khu đất xây dựng kho tàng phục vụ cho các nhà máy trong khu công nghiệp.

5. Quy hoạch sử dụng đất:

Bảng quy hoạch sử dụng đất:

TT

Loại đất

Tổng thể
Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Đất xây dựng nhà máy

10,23

49,47

2

Đất trung tâm, dịch vụ cụm công nghiệp

2,65

12,66

3

Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật

1,60

7,64

4

Đất giao thông

1,97

9,41

5

Đất cây xanh, mặt nước

3,77

18,02

6

Đất kho tàng

0,70

3,34

Tổng cộng

20,92

100

6. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:

a) Quy hoạch san nền:

Trên cơ sở cao độ thể hiện trong bản vẽ địa hình cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Pú Trạng, tỷ lệ 1/1000 chọn cao độ thiết kế san nền như sau:

– Chọn cao độ khống chế san nền thấp nhất : +92.00 m.

– Độ dốc san nền đảm bảo thoát nước tự chảy i>=0.002

– Hướng thoát nước chính toàn khu về hướng Nam của khu đất.

* Phương án san nền:

– Khu đất hiện trạng có địa hình bằng phẳng, để thực hiện xây dựng khu công nghiệp và giảm thiểu khối lượng san lấp cần phải san nền cục bộ cho từng lô đất dự kiến phân chia cho nhà đầu tư.

– San nền lô đất: Trong từng lô khi san nền có thể chia làm các cấp cao độ cho phù hợp với mặt bằng xây dựng công trình cụ thể của từng lô đất và cao trình đường giao thông bên ngoài lô.

– Cao độ san nền trên bản vẽ là cao độ trung bình dự kiến khi san nền cho từng lô đất.

– Khu vực hồ nước không san nền.

b) Quy hoạch hệ thống giao thông:

* Quy hoạch tổ chức mạng lưới đường

– Các chỉ tiêu kỹ thuật tuyến của hệ thống giao thông được thiết kế đảm bảo cho các phương tiện giao thông đến từng lô đất một cách dễ dàng, thuận tiện.

– Quy mô chiều rộng làn xe được tính toán với quy mô 3,75m. Chỉ giới đường chính 13,5m (Mặt đường 7,5m hành lang 2 x 3m).

– Vỉa hè lát gạch phục vụ người đi bộ, ngoài ra kết hợp bố trí đèn chiếu sáng, trồng cây xanh và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.

c) Hệ thống cấp nước:

Nguồn nước cấp cho cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Pú Trạng được lấy từ nhà máy nước của thị xã Nghĩa Lộ, sau khi xử lý nước được đưa vào khu bể chứa và trạm bơm, từ đó nước được cấp vào mạng lưới, phục vụ cho các nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, cứu hỏa bằng hệ thống máy bơm.

d) Hệ thống thoát nước:

Hệ thống thoát nước trong cụm công nghiệp là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, bao gồm hai hệ thống: Hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải.

* Hệ thống thoát nước mưa:

– Hệ thống thoát nước mưa chọn hệ thống tự chảy cấu tạo bởi các mương rãnh thoát nước nằm cách mép bó vỉa 2m – 3,2m (tính đến mép ngoài mương rãnh).

– Nước mưa trên đường sẽ được thu vào các tuyến thoát nước mưa qua các ga thu nước ven đường.

– Nước mưa từ các nhà máy xả ra đấu nối trực tiếp vào mương thoát nước mưa bên ngoài. Các đoạn đấu nối này sẽ do các nhà máy tự làm.

* Hệ thống thoát nước thải:

– Hệ thống thoát nước thải ở đây được thiết kế cho toàn bộ cụm công nghiệp

– Các lô nhà máy xả nước thải vào hệ thống thoát nước thải, sau đó dẫn về trạm xử lý nước thải nằm ở phía Nam của cụm công nghiệp.

e) Hệ thống cung cấp điện:

Nguồn điện cấp cho cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Pú Trạng là tuyến điện 110KV khu vực đi qua phía Tây Nam của khu công nghiệp.

f) Hệ thống thông tin liên lạc:

Bố trí theo hệ thống cấp điện và sử dụng mạng di động khu vực

7. Đánh giá tác động môi trường:

Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường như: Bụi; Khí thải; Tiếng ồn, có tác động rất lớn đến môi trường nước, hệ sinh thái… nên khi tiến hành xây dựng cần phải có đánh giá tác động môi trường cụ thể cho các dự án trong cụm công nghiệp theo đúng các quy định hiện hành.

8. Hồ sơ quy hoạch:

Thành phần hồ sơ quy hoạch bao gồm:

TT

Tên bản vẽ
1

Bản đồ vị trí và liên hệ vùng

2

Bản đồ hiện trạng tổng hợp

3

Sơ đồ cơ cấu sử dụng đất

4

Bản đồ quy hoạch kiến trúc cảnh quan

5

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất

6

Các bản đồ quy hệ thống hạ tầng kỹ thuật

7

Thuyết minh

9. Kinh phí lập quy hoạch:

Tổng giá trị thiết kế đồ án quy hoạch: 330.884.600 đồng

(Ba trăm ba m­ươi triệu, tám trăm tám m­ươi bốn nghìn sáu trăm đồng chẵn).

V. CỤM CÔNG NGHIỆP MÔNG SƠN – HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI:

Cụm công nghiệp Mông Sơn – Huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái được phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 64/QĐ – UBND ngày 15/01/2008 của UBND tỉnh Yên Bái.

1. Vị trí nghiên cứu lập quy hoạch:

Toàn bộ cụm công nghiệp nằm trong phạm vi xã Mông Sơn, huyện Yên Bình.

Vị trí giới hạn khu đất: Phía Bắc giáp đường vào mỏ đá Mông Sơn; Phía Nam giáp thôn Thuỷ Sơn và đồi cây công nghiệp; Phía Đông giáp đường vào Trung tâm cai nghiện tỉnh Yên Bái; Phía Tây giáp đường liên xã đi quốc lộ 70.

2. Quy mô đất đai: Tổng diện tích trong ranh giới thiết kế quy hoạch là 25,9ha.

3. Tính chất:

Là cụm công nghiệp tập trung của huyện Yên Bình bao gồm các lĩnh vực: Khai thác, chế biến các sản phẩm từ đá vôi; Sản xuất vật liệu xây dựng từ đá; Sản xuất và chế biến gỗ rừng trồng; Sửa chữa cơ khí và các phương tiện vận tải.

4. Tổ chức không gian kiến trúc:

– Khu xây dựng các công trình sản xuất:

+ Bố trí các nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở sản xuất sản phẩm từ đá vôi, từ gỗ rừng trồng. Các công trình này nằm trên các lô đất bố trí ở giữa ranh giới quy hoạch làm tâm điểm phát triển của cụm tiểu thủ công nghiệp.

+ Diện tích bố trí mỗi lô đất từ 2ha đến 3ha, chiều dài mặt đường khoảng 160m chiều sâu 150m, riêng các lô phía bên Trung tâm cai nghiện có chiều sâu 110m.

– Các công trình kỹ thuật đầu mối:

+ Các công trình cấp nước phục vụ cho cả cụm công nghiệp được bố trí gần với hồ Thác Bà. Bể chứa được đặt ở cao độ 88.00 m vị trí ở quả đồi đầu tiên từ hồ vào, đây là nơi có địa hình cao và đảm bảo nguồn nước sẽ cung cấp đủ cho nhu cầu của cả cụm công nghiệp.

+ Hệ thống điện của cụm công nghiệp Mông Sơn sẽ được bố trí ở gần cổng vào, do đã có sẵn hệ thống đường dây 35 KV chạy qua và quy mô cụm công nghiệp nhỏ nên chỉ cần bố trí 01 trạm trạm trung gian.

+ Bãi đỗ xe tĩnh được bố trí ở phía đầu của cụm công nghiệp.

+ Khu xử lý chất thải được bố trí phía Nam, phía sau các cơ sở sản xuất, đặt ở độ cao 65.00m thấp hơn các cơ sở sản xuất. Hiện tại đây cũng là khu vực có địa hình trũng, thuận lợi cho việc thoát nước mặt và xử lý nước thải.

– Khu cây xanh và dải cây xanh phân cách:

Cây xanh được bố trí tại khu cổng chính vào cụm công nghiệp, dọc đường giao thông, xung quanh ranh giới cụm công nghiệp và trong các khu đất xây dựng các công trình kiến trúc. Phía Đông Bắc tiếp giáp Trung tâm cai nghiện do có đồi cao nên để dải phân cách cây xanh lớn hơn 60m.

5. Quy hoạch sử dụng đất:

Bảng quy hoạch sử dụng đất:

TT
Loại đất

Diện tích

( ha)

Tỷ lệ

(%)

Mật độ

xây dựng (%)

Tầng cao

Tổng diện tích
25,9

100

1

Đất xây dựng các nhà máy

15,05

52,86

60%

1-:-2

2

Đất hạ tầng kỹ thuật

3,10

11,97

60%

1

3

Đất giao thông

1,14

4,39

4

Đất cây xanh

6,61

25,52

6

Đất khác

1,36

1,78

40%

2-:-4

6. Quy hoạch xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

a) Chuẩn bị kỹ thuật hạ tầng đất đai:

Mặt bằng san tạo cụm công nghiệp bố trí ở cốt trung bình là 68.00m, cốt san nền bể chứa nước là 88.00m, cốt san nền khu xử lý là 65.00m. Độ dốc san nền trong các khu khoảng 0,5% – 1%.

b) Quy hoạch hệ thống giao thông:

– Mặt cắt ngang tuyến đường giao thông chính là 17,5m, mặt đường 2 làn xe chạy: 7,5m ( 2 x 3,75m), vỉa hè 2 bên: 10,0m (5,0m + 5,0m).

– Đường từ Uỷ ban nhân dân xã Mông Sơn vào khu khai thác có chỉ giới 17,5m, mặt đường 2 làn xe: 7,5m (2×3,75m), vỉa hè 2 bên: 10,0m (5,0m + 5,0m).

Mở rộng, nâng cấp tuyến đường từ Quốc lộ 70 vào trung tâm xã Mông Sơn và khu khai thác từ 3,5m lên 7,5m, chiều dài toàn tuyến 7km.

c) Hệ thống cấp nước:

– Nguồn nước: Lấy nước từ hồ Thác Bà cách công trình xử lý nước sạch khoảng 1.000m.

– Tổng khối lượng cấp nước: 1863 m3/ng.đêm, bao gồm: Nước sản xuất cho các nhà máy; nước sinh hoạt; nước tưới cây rửa đường và nước cấp cho các nhu cầu khác.

d) Hệ thống thoát nước:

– Nước thải sinh hoạt được xử lý cục bộ qua các bể tự hoại.

– Nước thải sản xuất chủ yếu từ các cơ sở khai thác và chế tác các sản phẩm từ đá nên hàm lượng các chất độc hại rất ít, chủ yếu là hàm lượng cặn từ bột đá.. Trong mỗi nhà máy sản xuất có bố trí khu xử lý chất thải riêng.

– Hệ thống thoát nước chung được xây dựng bám theo các trục đường (kích thước: 600×800 mm).

e) Hệ thống cung cấp điện:

– Cụm công nghiệp Mông Sơn của huyện Yên Bình có điều kiện thuận lợi là đã có đường dây 35KV chạy qua. Từ đó sẽ cấp điện 22KV tới các nhà máy, mỗi nhà máy sẽ lắp đặt 1 trạm biến áp 22KV/0,4KV để cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của đơn vị mình. Tổng công suất: P = 4650 KW.

– Toàn bộ đường dây 35KV, 22KV đi trên cột ly tâm cao 8m – 12m. Điện chiếu sáng đường lắp cáp ngầm trong ống dưới các cột bê tông.

f) Hệ thống thông tin liên lạc:

Hệ thống thông tin liên lạc bố trí theo hệ thống cấp điện tuỳ theo yêu cầu thực tế, nhu cầu sử dụng của các nhà máy và toàn cụm công nghiệp.

7. Đánh giá tác động môi trường:

Những yếu tố như: Bụi; khí thải; tiếng ồn, có tác động rất lớn đến môi trường nước, hệ sinh thái của cụm công nghiệp và các khu vực lân cận vì vậy khi tiến hành xây dựng cần phải có đánh giá tách động môi trường cụ thể cho các dự án trong cụm công nghiệp theo đúng các quy định hiện hành.

8. Thành phần bản vẽ triển khai quy hoạch:

Stt

Tên bản vẽ

Ký hiệu
Tỷ lệ
1

Bản đồ vị trí và liên hệ vùng

QH 01

1/175.000
2

Bản đồ hiện trạng tổng hợp.

QH 02

1/1000

3

Bản đồ quy hoạch phân khu chức năng

QH 03

1/1000

4

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất

QH 04

1/1000

5

Bản đồ quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan

QH 05

1/1000

6

Bản đồ quy hoạch giao thông thoát nước mặt

QH 06

1/1000

7

Bản đồ quy hoạch cấp điện cấp nước

QH 07

1/1000

8

Bản đồ quy hoạch san nền thoát nước thải

QH 08

1/1000

9

Bản đồ tổng hợp đường dây đường ống

QH09

1/1000

10

Thuyết minh

9. Kinh phí lập quy hoạch:

Tổng giá trị đồ án thiết kế quy hoạch: 191.372.000 đồng

(Một trăm chín m­ươi mốt triệu, ba trăm bảy m­ươi hai nghìn đồng)

Trong đó:

– Giá trị thiết kế quy hoạch:

91.447.374 đồng

– Giá trị khảo sát đo vẽ bản đồ:

61.636.417 đồng

– Chi phí lập nghiệm vụ QHXD:

13.165.206 đồng

– Chi phí thẩm định đồ án QHXD:

11.902.265 đồng

– Chi phí quản lý lập QHXD:

8.649.234 đồng

– Chi phí công bố QHXD:

4.572.369 đồng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *