Top 10 loài chim hiếm và đẹp nhất thế giới

Chim là một trong số những loài động vật được tạo hóa ưu đãi với đôi cánh và một số loài có thể bay lượn trên bầu trời. Trong thế giới tự nhiên, có rất nhiều loài động vật tìm cách ngụy trang hoặc hòa lẫn vào môi trường xung quanh để tránh kẻ thù. Nhưng loài chim thì khác, chúng lại muốn trở nên thật nổi bật và tự hào khoe khoang vẻ đẹp lộng lẫy của mình với các “đồng loại”. Hơn nữa, những cá thể chim này còn có tập tính khá thú vị và có phần kỳ quặc, đặc biệt là vào mùa giao phối. Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những loại chim dưới đây và những đặc tính hài hước của chúng nhé.

1. Chim Thiên đường

Chim Thiên đường là loài chim thuộc họ Paradisaeidae, sống ở một số khu vực thuộc Australasia, bao gồm miền Đông Indonesia và Việt Nam. Các thành viên của họ Thiên đường được biết đến nhiều nhất có lẽ là từ những bộ lông sặc sỡ, đẹp của các con trống thuộc phần lớn các loài, được chúng sử dụng để hấp dẫn con mái (con mái có bộ lông bình thường) bằng những điệu nhảy và xòe cánh, múa đuôi. Con trống có đuôi dài và đẹp. Một số còn có chỏm lông trên đầu hay lông cánh dài sặc sỡ. Các loài chim thiên đường là một trong những loại chim biết hót cổ xưa nhất. Thuộc họ Paradisaeidae, chim thiên đường Wilson (Cicinnurus respublica) sống trên các đảo Waigeo và Batanta ở ngoài khơi West Papua, Indonesia. Loài chim này có hình dáng không thể nhầm lẫn với bộ lông bắt mắt màu đỏ thắm, vàng, xanh lá cây và xanh nước biển. Đặc biệt, chỏm đầu màu xanh ngọc của chim thiên đường Wilson không có lông mà là một nếp da trần. Cùng với hai chiếc lông đuôi dài uốn cong, nó đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con trống hấp dẫn bạn tình.

Giống như nhiều loài chim thiên đường khác, chỉ con trống mới sở hữu dáng vẻ rực rỡ. Những con mái có bộ lông màu nâu sáng với chỏm đầu xanh thẫm. Để thu hút sự chú ý của con mái, con trống dọn sạch những chiếc lá hoặc rác vụn để tạo ra một vũ đài trên nền rừng. Giữa mặt đất phẳng, nó sẽ trình diễn bằng cách chuyền từ cành này sang cành khác, uốn cơ thể theo nhiều tư thế, xòe bộ lông óng ánh nhiều màu và hót vang. Không chỉ lắc đầu, rướn cổ, dựng ngược đuôi, đôi khi con trống còn há to miệng trước mặt con mái để thuyết phục bạn tình. Bên cạnh đó, để “ghi điểm” trong mắt con cái, con trống sẽ dọn sạch những chiếc lá hoặc rác vụn để tạo ra một vũ đài trên nền rừng. Khi đó, nó sẽ trình diễn bằng cách chuyền từ cành này sang cành khác, uốn cơ thể theo nhiều tư thế, xòe bộ lông rực rỡ của mình và hót vang.

Chim Thiên đường
Chim Thiên đường
Chim Thiên đường
Chim Thiên đường

2. Chim công – Khổng tước

Chim công hay còn gọi là cuông, nộc dung, hay khổng tước (Pavo muticus) – loài chim thuộc họ Trĩ, được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ Chim công là loài chim được xếp vào hàng đẹp nhất thế giới. Đây là loài chim sở hữu bộ lông sắc sỡ, óng ánh và đuôi rất dài, mỗi khi xòe giống chiếc quạt tuyệt đẹp. Toàn bộ lông đuôi của chim khổng tước trống có thể lên đến 200 chiếc và phần cuối của mỗi chiếc lông được kết thúc bằng chấm bi màu nâu xanh, vàng…Bên cạnh đó, Khổng tước còn là loài mang ý nghĩa và biểu tượng vô cùng cao quý. Chim Công là một loài chim với nhiều ý nghĩa trong nền văn hóa Á Đông, là biểu tượng cho vẻ đẹp quyền quý và sang trọng. Do vậy mà chúng được nuôi làm cảnh trong các gia tộc giàu có ở Trung Quốc hay Ấn Độ.

Trong Phật giáo loài chim này luôn được gắn liền với Khổng Tước Minh Quân Bồ Tát. Do vậy mà sự hiện thân của loài chim này cũng tượng trưng cho ngài mang đến sự bình an, may mắn, cát tường cho nhân gian. Ấn Độ là một nước đa dạng về các nền văn hóa thì loài chim Công được đại diện cho vẻ đẹp tuyệt mĩ, sự may mắn, giàu sang và phú quý của nữ thần Lakshmi. Từ những ý nghĩa tốt đẹp ấy, ngày nay nhiều người thích thú lựa chon đôi chim công (chim công luôn được làm thành một đôi, con trống, con mái) để đặt trong nhà tạo phong thủy may mắn, tài lộc và cuộc sống hôn nhân vợ chồng viên mãn.

Chim công - Khổng tước
Chim công – Khổng tước

3. Hồng hạc – Phoenicopteridae

Hồng hạc là tên chỉ các loài chim lội nước thuộc họ Phoenicopteridae, bộ Phoenicopteriformes. Chúng sống ở cả Tây bán cầu và Đông bán cầu, nhưng sống ở Tây bán cầu nhiều hơn. Hồng hạc là loài chim cao nhất thế giới, nổi bật với bộ lông hồng kỳ lạ và vô cùng cao quý. Đặc biệt, hồng hạc là loài chim chỉ đứng bằng một chân, một điều vô cùng kỳ lạ. Chim hồng hạc là loài chim lớn có thể nhận dạng với cái cổ dài, chân dính và lông màu hồng hoặc đỏ. Màu hồng và màu đỏ của lông chim hồng hạc đến từ việc ăn các sắc tố có trong tảo và động vật không xương sống. Chim hồng hạc là loài chim nước, vì vậy chúng sống trong và xung quanh đầm hoặc hồ. Vì vậy cơ thể của chim có khả năng bị nhiễm mặn hoặc kiềm. Chim hồng hạc thường không di cư, nhưng những thay đổi về khí hậu hoặc mực nước trong khu vực sinh sản của chúng sẽ khiến chúng phải di dời.

Mức độ caroten (sắc tố hữu cơ) trong thức ăn của chúng khác nhau ở các khu vực khác nhau trên thế giới, đó là lý do tại sao chim hồng hạc Mỹ thường có màu đỏ tươi và màu cam, trong khi những con hồng hạc nhỏ của hồ Nakuru bị hạn hán ở miền trung Kenya có màu hồng nhạt hơn. Nếu một con hồng hạc ngừng ăn thức ăn có chứa carotenoids, lông mới của nó sẽ bắt đầu mọc với màu nhạt hơn nhiều, và lông đỏ của nó cuối cùng sẽ rụng đi. Lông lột xác mất màu hồng nhạt. Những gì một con hồng hạc ăn phụ thuộc vào loại mỏ mà nó có. Để ăn, chim hồng hạc sẽ khuấy động đáy hồ bằng chân và thả mỏ của chúng xuống bùn và nước để tìm thức ăn.

Hồng hạc - Phoenicopteridae
Hồng hạc – Phoenicopteridae

4. Trĩ vàng – Chrysolophus pictus

Trĩ vàng là loài chim có nguồn gốc từ châu Á, mà chủ yếu miền Tây Trung Hoa. Tuy nhiên, Trĩ vàng cũng xuất hiện ở một số nơi ở Châu Âu như Anh, Pháp… Ở Việt Nam, Trĩ vàng được nuôi làm cảnh với cái tên “chim trĩ Nhật Bản”. Chim trĩ vàng có tên khoa học là Chrysolophus pictus. Trĩ vàng là một trong những loài có bộ lông rực rỡ nhất trong họ nhà chim với “mái tóc” màu vàng rực rỡ, kết hợp với màu đỏ tươi và xanh lá cây đặc trưng. Đặc biệt, những con chim trống sở hữu chiếc đuôi dài 90-105cm vô cùng ấn tượng, chiếm khoảng 2/3 chiều dài cơ thể. Chim trĩ vàng ít khi bay và thường dành phần lớn thời gian ở trên mặt đất để tìm kiếm thức ăn như hoa quả, hạt giống và côn trùng. Trĩ vàng tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng. Chim trống trưởng thành có chiều dài cơ thể khoảng từ 90 đến 105cm, riêng cái đuôi đã chiếm hết 2/3 chiều dài tổng thể và trọng lượng khoảng 900g, sải cánh khoảng 70cm.

Đây là loài chim không thể nhầm lẫn với bất kỳ loài nào khác vì bộ lông hết sức đặc biệt. Nó có một chùm lông mào màu vàng trên đỉnh đầu và phía trên lưng sau, phía dưới cổ và bụng là một màu đỏ tươi rực rỡ. Bắt đầu từ phía sau tai kéo dài xuống cổ có hình một cái quạt với các vệt màu cam và đen xen kẽ nhau, chưa hết phần lưng trên còn có một màu xanh đậm kèm theo các vệt đen xen kẽ. Đôi mắt có màu vàng sáng, chân và mỏ đều có màu vàng đục. Nó có một cái đuôi khá dài và to màu nâu xám kèm theo những chấm bi màu đen. Những màu ở đuôi này cũng được xuất hiện ở phần lông cánh. Chim mái ít màu hơn và cũng không đẹp như chim trống, với một bộ lông màu nâu nhạt, rất giống những con gà lôi. Chim mái tối màu và cơ thể mảnh mai hơn chim trống. Môi trường sống chủ yếu ngoài tự nhiên là các khu rừng rậm thường sẽ có các cây lá kim và các thân gỗ, phía dưới là những thảm thực vật dày đặc, đây được cho là môi trường yêu thích để Trĩ vàng có thể ẩn náu và không dễ dàng bị phát hiện bởi bộ lông nhiều màu sắc.

Trĩ vàng - Chrysolophus pictus
Trĩ vàng – Chrysolophus pictus

5. Vẹt Macaw – The Lear’s Macaw

Vẹt Macaw hay còn gọi là Vẹt đuôi dài có đuôi dài, từ nhỏ đến lớn, thường sặc sỡ màu sắc được phân bố chủ yếu ở Châu Mỹ. Những con vẹt này sở hữu bộ lông xanh vô cùng đẹp và lấp lánh. Vẹt Macaw là loài chim rất chung thủy. Vẹt Macaw (phát âm tiếng Việt như là Vẹt Mắc-ca) hay còn gọi là Vẹt đuôi dài là tập hợp đa dạng các loài vẹt có đuôi dài, từ nhỏ đến lớn, thường sặc sỡ màu sắc và thuộc về phân họ Vẹt Tân thế giới Arinae phân bố phần lớn ở Nam Mỹ. Nhiều loài trong số chúng được ưa chuộng để nuôi làm chim cảnh. Những con vẹt Macaw nguồn gốc ở Mexico, Trung Mỹ, Nam Mỹ, và trước đây là vùng biển Caribbe. Phần lớn các loài có liên quan đến môi trường rừng rậm, đặc biệt là rừng nhiệt đới, nhưng những loài khác thích môi trường sống như rừng hoặc thảo nguyên.

Những loài chim này thường to lớn, tối màu (thường là màu đen), đôi khi có các bản vá trên khuôn mặt nhỏ trong một số loài. Những con vẹt lớn nhất có chiều dài và sải cánh rộng là vẹt Macaw Xanh. Các con vẹt nặng nhất là vẹt Buffon, mặc dù thực tế các con vẹt nặng nhất là con vẹt Kakapo thì lại không thuộc nhóm vẹt này. Thành viên nhỏ nhất trong họ này là vẹt Macaw đỏ, là loài vẹt không lớn hơn một số loài parakeet của chi Aratinga. Vẹt đuôi dài, giống như vẹt khác, chim tu-căng (toucans) và chim gõ kiến, có các ngón chân của nó đầu tiên và thứ tư chỉ về phía sau. Đa số các loài vẹt đuôi dài đang nguy cấp trong tự nhiên. Sáu loài đã tuyệt chủng, và loài Spix Macaw hiện nay được coi là đã tuyệt chủng trong tự nhiên. Các con vẹt Macaw lục lam cũng có thể đã tuyệt chủng, chỉ với hai cá thể đáng tin cậy của nhìn thấy trong thế kỷ 20. Những vấn đề lớn nhất đe dọa vẹt là tốc độ nhanh chóng của nạn phá rừng và đánh bẫy trái phép.

Vẹt Macaw - The Lear’s Macaw
Vẹt Macaw – The Lear’s Macaw

6. Tucan mỏ lục (Ramphastos sulfuratus)

Tu-căng Tucan có tên khoa học là (Ramphastos sulfuratus), là một loài chim đầy màu sắc và cũng là loài chim quốc gia ở Belize. Ngoài ra chúng còn được tìm thấy từ miền Nam Mexico đến Venezuela và Colombia. Đây là một con chim cỡ lớn có chiều dài cơ thể khoảng từ 42 – 55cm, riêng cái mỏ dài và lớn trông có vẻ gồ ghề đầy màu sắc của nó đã chiếm gần bằng 1/3 chiều dài cơ thể, và cái mỏ thường đạt đến chiều dài khoảng từ 12-15cm, trên thực tế cái mỏ được tạo thành như là một khối xương xốp, bên trong rỗng và bên ngoài được che phủ bởi lớp keratin, đây là một loại protein rất nhẹ và cứng. còn cân nặng cơ thể loài chim tucan này là từ 380-500g. Bộ lông của tucan chủ yếu là màu đen, dưới cổ thường có màu vàng hoặc trắng, cộng thêm màu đỏ ở phần dưới ngực và một phần đầu của cái đuôi, chân có màu xanh. Chúng sinh sống rải rác ở những tán cây của khu rừng nhiệt đới, chúng có thể sinh sống ở nơi có độ cao.

Trong rừng chim tucan ít khi sinh sống một mình, chúng bay theo từng đàn nhỏ khoảng từ 6 đến 12 cá thể thông qua các khu rừng nhiệt đới và vùng đất thấp. Chuyến bay của chúng khá chậm chạp và có khoảng cách bay thường là ngắn. Khi chúng ở trên các cành cây, chúng di chuyển bằng cách nhảy từ cành này sang cành khác. Chúng sống chung với nhau theo nhóm và thường chia sẻ nơi sinh sống từ các lỗ hẹp trên cây, hiếm khi nhìn thấy chúng một mình. Các con chim trong một gia đình thường đấu với nhau bằng mỏ, và còn ném trái cây vào miệng của nhau giống như chúng đang chơi bóng vậy. Đôi khi chúng trở nên hung dữ với một số loài chim nhỏ khác. Loài chim Tucan có chế độ ăn uống khá đa dạng, hầu hết các loại trái cây dường như chiếm phần lớn khẩu phần ăn của chúng, ngoài ra chúng còn ăn cả côn trùng, các trứng chim nhỏ và thằn lằn. Khi ăn trái cây nó thường dùng mỏ để phân tích xem trái cây đó có ăn được không trước khi di chuyển loại quả đó vào miệng và nuốt trọn.

Tucan mỏ lục (Ramphastos sulfuratus)
Tucan mỏ lục (Ramphastos sulfuratus)

7. Uyên ương – Aix sponsa

Uyên ương là một loài chim di trú, nằm giữa hai nhóm vịt khoang và vịt mò. Được đặt tên là Uyên ương vì loài chim này luôn luôn có đôi, có cặp. Chim trống có bộ lông sặc sỡ hơn chim cái, với bộ lông nhiều màu, có các vệt màu hài hòa và đẹp mắt. Con trống (còn gọi là uyên) có bộ lông sặc sỡ khó nhầm lẫn. Nó có mỏ đỏ, vệt lông hình lưỡi liềm lớn màu trắng phía trên mắt và mặt đỏ cùng “ria”. Ngực màu tía với hai sọc trắng theo chiều dọc, hai hông hung hung đỏ, với hai cụm lông giống như hai lá buồm màu da cam ở lưng. Con mái (còn gọi là ương) trông tương tự như con mái của vịt Carolina, với vành khuyên màu trắng quanh mắt và sọc chạy ngược về phía sau từ mắt, nhưng nhạt dần, nó có sọc nhỏ màu trắng bên hông và đầu mỏ nhạt màu.

Loài này đã từng phổ biến ở miền đông châu Á, nhưng sự xuất khẩu ở quy mô lớn và sự phá hủy môi trường sinh sống miền rừng của nó đã làm suy giảm quần thể uyên ương tại miền đông Nga và tại Trung Quốc xuống dưới 1.000 đôi, mặc dù tại Nhật Bản có thể còn khoảng 5.000 đôi. Trong tự nhiên, uyên ương sinh sản trong các khu vực nhiều cây cối gần các ao, hồ nước nông, đầm lầy. Chúng làm tổ thành các hốc trên cây, gần với mặt nước. Con trống không chăm lo gì đến việc ấp và bảo vệ trứng, nó để mặc cho con mái tự làm lấy việc này. Tuy nhiên, trái với các loài vịt khác, uyên ương trống không bỏ rơi gia đình, nó chỉ tạm thời rời bỏ con mái trong thời gian ấp trứng và sẽ quay trở lại khi trứng đã nở. Ngay sau khi uyên ương con nở ra, mẹ chúng bay xuống đất và kêu để giục các con rời tổ. Sau đó các uyên ương con sẽ theo mẹ đến một vùng nước gần đó, nơi chúng sẽ thường xuyên gặp mặt cha mình – lúc này uyên ương cha đã quay trở về và bảo vệ con cái cùng mẹ chúng. Uyên ương kiếm ăn bằng cách bơi lội hay đi lại trên mặt đất. Chúng chủ yếu ăn các loại rau cỏ và hạt, đặc biệt là quả sồi. Chúng đi kiếm ăn lúc chạng vạng hay rạng đông, còn ban ngày thì đậu trên cây hay ở dưới mặt đất để nghỉ ngơi.

Uyên ương - Aix sponsa
Uyên ương – Aix sponsa

8. Chào mào đỏ phương Bắc – The Northern Cardinal

Chào mào là loài chim đặc biệt đúng như tên gọi của nó, việc sở hữu bộ lông đỏ rực với cái mào cao và đỏ như bộ lông của nó. Chào mào đỏ phương Bắc phân bố chủ yếu ở vùng cực Bắc của Trái Đất, bên cạnh bộ lông rực rỡ giữa màu trắng của tuyết, chào mào còn có giọng hót vô cùng ngưỡng mộ. Chào mào đỏ phương bắc có bộ lông màu đỏ đặc trưng ở con đực và màu nâu nhạt ở con cái nhưng con chim do tổ chức Inland Bird Banding Association (IBBA) chụp hình vào năm 2014 có màu sắc khác nhau ở mỗi bên cơ thể. Theo IBBA, đây là kết quả của hiện tượng cá thể lưỡng tính (bilateral gynandromorphism). Con chim trải qua hiện tượng này có cả buồng trứng và tinh hoàn.

IBBA cho biết con chim quay trở lại Texas vào mỗi mùa đông. Sau khi IBBA chia sẻ ảnh chụp con chim trên Facebook vào cuối tháng 11, màu lông độc đáo của nó thu hút hơn 58.000 lượt chia sẻ và 6.800 bình luận. Dù hiếm gặp, hiện tượng cá thể lưỡng tính xảy ra ở cả côn trùng, với tỷ lệ 1/10.000 con bướm. Hiện tượng này được phát hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 18 qua cá thể tôm hùm hai màu. Sau đó, các nhà khoa học đã đưa thêm thêm cua, ong, rắn, và vài loài chim vào danh sách. Chào mào đỏ phương bắc phân bố rộng rãi từ miền nam Canada tới Mexico. Loài chim biết hót này có chiều dài cơ thể 21 cm. Chúng chủ yếu ăn hạt, côn trùng và trái cây. Chim trống có tính chiếm hữu lãnh thổ. Chào mào đỏ phương bắc thường đẻ 3 – 4 quả trứng mỗi lứa.

Chào mào đỏ phương Bắc - The Northern Cardinal
Chào mào đỏ phương Bắc – The Northern Cardinal

9. Bói cá

Bói cá là một nhóm các loài chim có kích thước nhỏ và màu sắc rực rỡ thuộc Bộ Sả. Chúng phân bố rộng khắp các lục địa trên thế giới với hơn 90 loại, và hầu hết các loài được tìm thấy ngoài châu Mỹ. Trong số các loài chim, có lẽ bói cá là loài có hình dáng khá kỳ lạ bởi chiếc mỏ dài và chiếc đuôi ngắn, nhưng bù lại bói cá lại có khả năng săn mồi siêu hạng nhờ tốc độ phi rất nhanh và đôi mắt vô cùng tinh. Tuy nhiên, bói cá được khoác trên mình bộ lông vô cùng sặc sỡ và đẹp mắt. Trong khi chim bói cá thường được tìm thấy ở các khu vực có sông và hồ, hơn một nửa các loài trên thế giới được tìm thấy ở suối trong rừng. Chúng cũng chiếm một loạt các môi trường sống khác. Chim bói cá lưng đỏ của Úc sống trong những sa mạc khô cằn nhất, tuy nhiên bói cá không xuất hiện ở những sa mạc khô cằn khác như Sahara. Các loài khác sống cao trên núi, hoặc trong rừng mở và một số loài sống trên đảo san hô nhiệt đới. Nhiều loài đã thích nghi với môi trường sống bị biến đổi của con người, đặc biệt là những loài thích nghi với rừng và có thể được tìm thấy ở các khu vực trồng trọt và nông nghiệp, cũng như các công viên và vườn trong thị trấn và thành phố.

Là một trong những nhóm chim cổ chiếm lĩnh hầu hết các vùng đất trên thế giới, chim bói cá ở Việt Nam có rất nhiều loài với màu lông biếc rực rỡ. Có khoảng 90 loài chim bói cá trên toàn thế giới. Việt Nam phát hiện 12 loài. Trong đó có loài chim bí ẩn “Bồng chanh rừng Alcedo hercules” trên hình vẽ nằm trong Sách đỏ. Chúng sống ở Lai Châu, Lào Cai, Hà Tĩnh, Gia Lai. Phần trên cơ thể chim trưởng thành có nâu đen nhạt (mút lông xanh nhạt), giữa lưng và lông xanh da trời óng ánh. Hai bên cổ có vệt trắng. Má và tai đen nhạt có vệt xanh. Sả mỏ rộng Halcyon capensis chụp tại khu vực quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang, loài này rất hiếm gặp. Chúng sống định cư ở rừng dọc theo bờ sông, suối và ở độ cao 1.200 m. Ngoài ra chúng còn ở khu vực đồng bằng, gần ao hồ, cửa sông ven biển và rừng ngập nước.

Bói cá
Bói cá

10. Sẻ đất màu – Passerina ciris

Sẻ đất màu là một loại chim nhỏ thuộc họ hồng tước. Sẻ đất màu được biết đến với thân hình nhỏ bé, nhưng được khoác bộ “áo” toàn các màu tươi sáng và là một trong những kiệt tác của tự nhiên. Không phải ngẫu nhiên, Sẻ đất màu được coi là loài chim đẹp nhất Bắc Mỹ. Tuy nhiên, với nạn săn bắn động vật bừa bãi và trái phép, Sẻ đất đang có nguy cơ tuyệt chủng. Loài chim này sinh sống ở Nam Phi. Là một loài chim sẻ có kích cỡ trung bình thân dài 14-16 cm, chúng có bộ lông nổi bật, bao gồm cả sọc đầu nhợt ở cả chim trống và chim mái. Màu bộ lông chủ yếu là màu xám, nâu và màu hạt dẻ, và chim trống có một số dấu đậm màu đen và trắng trên đầu và cổ. Loài này sinh sống ở vùng thảo nguyên bán khô cằn, khu vực canh tác, và các thị thị, và kéo dài từ bờ biển trung bộ Angola đến phía Đông Nam Phi và Swaziland. Ba phân loài được phân biệt ở các phần khác nhau trong phạm vi của loài.

Loài chim sẻ này chủ yếu ăn hạt, và cũng ăn phần mềm của cây cối và côn trùng. Chúng thường sinh sản trong nhóm, và khi vào mùa sinh sản chúng tập trung thành các đàn du mục lớn để di chuyển tìm kiếm thực phẩm. Chúng xây tổ trong một cây, một bụi cây, một khoang rỗng, hoặc tổ không được sử dụng của loài khác. Một tổ hình bát điển hình có từ ba hoặc bốn quả trứng, và cả chim bố và chim mẹ đều tham gia vào việc xây tổ và nuôi chim con. Loài chim này là loài phổ biến trong hầu hết phạm vi phân bố và cùng tồn tại thành công trong môi trường sống đô thị với hai loài họ hàng của chúng, Passer diffusus và sẻ nhà, loài chim được du nhập. Dân số của loài chim sẻ này không được ghi nhận giảm đáng kể và không bị đe dọa nghiêm trọng bởi hoạt động của con người.

Sẻ đất màu - Passerina ciris
Sẻ đất màu – Passerina ciris

Chim là loài duy nhất có lông vũ, và tuyệt đại đa số loài lông vũ đều biết bay. Đó là đặc điểm để phân biệt chim với các loài khác.Trên đây là 10 loài chim đẹp nhất thế giới. Những loài chim này có bộ cánh sặc sỡ nhất, tô điểm cho vẻ đẹp của thiên nhiên. Hi vọng bài viết sẽ đem lại thông tin bổ ích cho các bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *